Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không có thai được không?

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là hiện tượng rất phổ biến, chủ yếu xảy ra trong khoảng 1 đến 2 năm đầu tiên do lúc này hệ thống cơ quan sinh sản chưa hoạt động ổn định bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng kể trên diễn biến kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với tâm lý và sức khỏe của nữ giới. Vậy cụ thể rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không, rối loạn kinh nguyệt có thai được không, hãy theo dõi những chia sẻ từ chuyên gia trong bài viết sau đây để có lời giải đáp chính xác nhất.

Thế nào là rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì?

Thông thường nữ giới sẽ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt trong khoảng từ 9 đến 15 tuổi, hình thành do các hormone sinh dục đột ngột sụt giảm khiến niêm mạc tử cung bị bong tróc. Kinh nguyệt cũng là dấu hiệu cho thấy hiện tượng thụ thai không xảy ra, trứng không được thụ tinh sẽ phân hủy và bị đào thải ra ngoài qua đường âm đạo cùng lớp niêm mạc tử cung.

Theo đó, rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có nghĩa là những biểu hiện bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt bao gồm số ngày kinh, lượng máu kinh, độ dài chu kỳ… Các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết, tình trạng này đa phần có thể kéo dài trong vòng 1 - 2 năm kể từ thời điểm có kinh nguyệt lần đầu, nguyên nhân do hệ cơ quan sinh sản nữ giới vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện khiến nội tiết tố chưa thật sự ổn định.

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không có thai được không?

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì được biểu hiện qua các triệu chứng điển hình như dưới đây:

  • Tình trạng vô kinh: Nữ giới đã qua 18 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt (vô kinh nguyên phát), trước đó chu kỳ kinh nguyệt đều nhưng đột nhiên mất kinh quá 3 tháng hoặc chu kỳ không đều bị mất kinh quá 6 tháng (vô kinh thứ phát).
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể dưới 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày dẫn đến trường hợp trong 1 tháng bị hành kinh tới 2 - 3 lần, hoặc phải qua 2 - 3 tháng mới thấy kinh nguyệt xuất hiện 1 lần.
  • Lượng máu kinh mất đi trong một chu kỳ nhiều hơn 80ml hoặc ít hơn 30ml, số ngày kinh kéo dài trên 7 ngày hoặc chỉ bị hành kinh dưới 2 ngày.
  • Đau bụng kinh dữ dội, tụt huyết áp, ra nhiều mồ hôi, buồn nôn và nôn ói, da xanh xao, thường xuyên mệt mỏi, nặng hơn còn có thể bị ngất xỉu.

Có thể bạn quan tâm

Bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ có mang thai được không

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Nữ giới trong độ tuổi dậy thì thường dễ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt do ảnh hưởng từ những vấn đề như sau:

  • Nguyên nhân phổ biến nhất đó là tình trạng nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định, hoạt động của buồng trứng bị rối loạn, quá trình rụng trứng không diễn ra đúng thời điểm… dẫn tới kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì.
  • Tinh thần bị stress, đầu óc căng thẳng mệt mỏi, gặp áp lực trong quá trình học tập, kết hợp với tâm lý dễ nhạy cảm của độ tuổi dậy thì, sự lo lắng bất an khi thấy kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên…
  • Chế độ ăn uống chưa khoa học, thiếu chất dinh dưỡng, ăn không đúng bữa, bỏ bữa, thường xuyên nạp vào cơ thể các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và hoạt động của cơ quan sinh sản.
  • Thói quen vận động, luyện tập thể dục thể thao quá sức cũng có thể là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, trong đó điển hình là số ngày kinh giảm hay thậm chí mất kinh nguyệt liên tục vài tháng.
  • Một số nguyên nhân khác: Thừa cân béo phì, cân nặng giảm nhanh đột ngột, rối loạn tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, những vấn đề bất thường ở tuyến yên và vùng dưới đồi...

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không?

Thực tế, kinh nguyệt cũng là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh sức khỏe tổng thể nói chung và khả năng sinh sản của nữ giới nói riêng. Chính vì vậy, những biểu hiện về số ngày kinh, độ dài chu kỳ kinh, số lượng và tính chất máu kinh nguyệt có thể là căn cứ để bác sĩ nhận định, chẩn đoán các vấn đề, bệnh lý sản phụ khoa.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường dao động trong khoảng từ 21 đến 35 ngày tùy theo cơ địa của mỗi người khác nhau, trung bình nữ giới sẽ mất 60 - 80 ml máu trong 3 - 7 ngày có kinh nguyệt. Giải đáp câu hỏi rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không, trước tiên chúng ta cần hiểu rằng chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới cần phụ thuộc vào hoạt động của 3 cơ quan tuyến yên, vùng dưới đồi và buồng trứng. Nếu chúng hoạt động ổn định, không gặp phải vấn đề bất thường nào sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra một cách đều đặn.

Như chúng tôi đã chia sẻ trước đó, hệ thống các cơ quan sinh sản của nữ giới trong độ tuổi dậy thì mới phát triển và chưa hoàn chỉnh khiến hoạt động dễ bị rối loạn. Chính vì vậy, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở thời điểm này xảy ra là điều hoàn toàn không khó hiểu, và hầu hết không gây ra tác động nghiêm trọng nào đối với sức khỏe các bạn gái.

Khoảng 1 - 2 năm sau đó, tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn sẽ dần được cải thiện và giúp chu kỳ đi vào “quỹ đạo” đúng đắn nên nữ giới không cần phải lo lắng quá mức. Tuy nhiên, bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm và theo dõi xem con mình có xuất hiện các triệu chứng như mất kinh nguyệt quá 6 tháng, máu kinh màu đen hoặc có mùi hôi, đau rát và ngứa ngáy ở vùng kín… hay không. Bởi đây thường không phải do nguyên nhân sinh lý mà chúng thường xuất phát từ bệnh lý trong cơ thể, phải can thiệp điều trị nhanh chóng.

Ngược lại, nếu qua khoảng thời gian này mà tình trạng rối loạn kinh nguyệt vẫn xảy ra kể cả khi đã thay đổi lối sống sinh hoạt thì cần đến gặp bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt. Qua đó bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác, có phương pháp điều trị hiệu quả nhằm phòng ngừa những ảnh hưởng đến tinh thần, chất lượng cuộc sống và sức khỏe nữ giới. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không trong trường hợp này có khả năng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về tử cung, buồng trứng, tuyến giáp… cần được thận trọng.

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không?

Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

Bên cạnh vấn đề rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì đã được chia sẻ, rối loạn kinh nguyệt có thai được không cũng là điều băn khoăn lo lắng của rất nhiều người hiện nay. Chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng của nữ giới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chính vì vậy nếu kinh nguyệt bị rối loạn kéo dài chắc chắn sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, thậm chí một số trường hợp còn tiềm ẩn nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

Theo giải đáp từ các bác sĩ, nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt vẫn có thể mang thai như bình thường, mặc dù vậy tỷ lệ thụ thai thành công sẽ giảm đi đáng kể so với những người vốn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Nữ giới có kinh nguyệt rồi loạn khó có con hơn có thể giải thích qua những nguyên nhân bao gồm:

  • Tình trạng rối loạn kinh nguyệt khiến chị em gặp nhiều khó khăn trong việc tính ngày rụng trứng giúp nâng cao khả năng thụ thai, bởi quá trình phóng noãn không diễn ra theo đúng chu kỳ gây cản trở việc tinh trùng gặp được trứng để thụ tinh.
  • Rối loạn kinh nguyệt có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Nếu để các bệnh lý này diễn biến kéo dài mà không xử lý, điều trị ngay từ sớm sẽ tác động tiêu cực đối với chức năng sinh sản, hậu quả là gây vô sinh.
  • Nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang nếu chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, gây ra hiện tượng trứng rụng thưa hoặc không rụng trứng và làm suy giảm khả năng sinh sản.

Do đó, thay vì lo lắng rối loạn kinh nguyệt có thai được không thì nữ giới hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế, phòng khám phụ khoa uy tín để biết được nguyên nhân chính xác, tiến hành điều trị giúp bảo vệ sức khỏe thể chất cũng như khả năng sinh sản của mình.

Một số lưu ý giúp hạn chế rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Mặc dù tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì cần có thời gian để ổn định và cải thiện dần dần, tuy nhiên để hạn chế những vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày thì nữ giới nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Chăm sóc cẩn thận, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh đúng giờ, không thụt rửa âm đạo quá sâu, nếu sử dụng dung dịch vệ sinh chỉ nên lựa chọn những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, nên mặc đồ lót rộng rãi và thấm hút tốt.
  • Chế độ ăn uống phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, ăn uống đúng giờ, bổ sung nhiều nhóm thực phẩm có lợi như rau xanh, hoa quả, các loại hạt, thực phẩm giàu chất sắt, uống đủ nước mỗi ngày.
  • Tránh xa các chất kích thích, bia rượu, cà phê, thuốc lá, hạn chế tối đa việc nạp vào cơ thể các loại thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng nhiều gia vị…
  • Cân đối, sắp xếp thời gian giữa việc học tập và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, vận động thể thao điều độ, phù hợp với sức khỏe.

Như vậy, qua bài viết trên đây các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã giúp bạn đọc giải đáp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không, rối loạn kinh nguyệt có thai được không cùng một số thông tin liên quan. Nhìn chung, rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì bên cạnh yếu tố sinh lý còn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy nếu thấy tình trạng này kéo dài hoặc có kèm theo triệu chứng bất thường nào đó, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa con em mình đến khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý phù hợp nhất. Nếu có nhu cầu đặt lịch hẹn khám trước hoặc còn bất kỳ câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ đến số Hotline 0395456294 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không có thai được không?
Đánh giá: 9.1 / 10 ( 27 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 30-09-2021