Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?
- Tác giả:  Hải Yến
- Tham vấn y khoa:  BS. Trần Thị Thành
Thuốc đau bụng kinh là gì? Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý quá quen thuộc với các chị em phụ nữ mỗi tháng khi hành kinh. Tùy theo cơ địa và tình trạng của mỗi người mà cơn đau sẽ có tần suất cũng như mức độ thể hiện khác nhau. Tuy nhiên đau bụng kinh đều đem lại cho chị em sự khó chịu và mỏi mệt vào kỳ đèn đỏ mỗi tháng. Vậy uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Làm cách nào để giảm thiểu tình trạng đau bụng kinh dữ dội mỗi tháng ở nữ giới. Bài viết sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc của chị em về việc uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không.
Đau bụng kinh và thuốc giảm đau bụng kinh là gì?
1. Đau bụng kinh là thế nào?
Ở nữ giới, mỗi tháng sẽ có hiện tượng máu chảy từ tử cung ra bên ngoài âm đạo, hiện tượng này xảy ra do các lớp niêm mạc tử cung bị bong khi không thụ tinh thành công. Kèm theo xuất huyết âm đạo mỗi tháng là tình trạng đau bụng kinh. Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ, cơn đau thường tập trung ở khu vực bụng dưới. Bên cạnh đó, chị em cũng hay gặp phải các triệu chứng đi kèm với đau bụng kinh đó là mệt mỏi, uể oải, sưng đau ngực, đau lưng, toát mồ hôi lạnh, buồn nôn,... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh mỗi kỳ đèn đỏ ở nữ giới là do sự co bóp của buồng tử cung nhằm đẩy các lớp niêm mạc ra bên ngoài. Tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa của mỗi người mà cơn đau sẽ có tần suất và mức độ khác nhau, trung bình đau bụng kinh kéo dài từ khoảng 1 - 2 ngày trước hành kinh đến ngày kinh thứ 2 hoặc thứ 3.
2. Thuốc đau bụng kinh là gì?
Như đã biết, tần suất và mức độ của cơn đau bụng kinh ở mỗi người sẽ khác nhau. Đau bụng kinh ở mức độ nhẹ, chị em có thể chịu đựng được và chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ đỡ. Tuy nhiên khi cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn, chị em không thể chịu đựng được và cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau bụng kinh. Vậy thuốc đau bụng kinh là gì?
Thuốc giảm đau bụng kinh là loại thuốc giúp nữ giới giảm thiểu cảm giác đau đớn khó chịu vùng bụng dưới do tử cung co thắt mạnh mẽ mỗi khi hành kinh. Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau bụng kinh được lý giải như sau:
Thuốc đau bụng kinh giúp làm giãn các cơ vùng tử cung gây co thắt, từ đó giúp giảm đi các cơn đau bụng kinh ở vùng bụng dưới.
Thuốc giảm đau bụng kinh cũng có tác dụng giúp ức chế sự tổng hợp prostaglandin, đây là chất góp phần gây ra các cơn co thắt tử cung ở nữ giới.
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Mức độ và tần suất các cơn đau bụng kinh ở mỗi người là không giống nhau, mức độ đau nhẹ, chị em có thể giảm đau bằng các cách thức khác mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên nếu cơn đau bụng kinh trở nên mạnh mẽ và dữ dội hơn, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày thì chị em nên đến thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín nhằm có hướng điều trị bệnh kịp thời.
Ở nữ giới khi hành kinh hàng tháng, tử cung sản xuất các chất truyền tin hóa học prostaglandin, tuy nhiên khi chất này quá nhiều sẽ dẫn đến sự co rút mạnh mẽ vùng bụng dưới, có đôi khi cơn đau này lan ra vùng đùi hay lưng. Thuốc giảm đau bụng kinh hoạt động với nguyên lý ức chế sản xuất prostaglandin, từ đó giảm thiểu các cơn co thắt vùng bụng dưới gây đau bụng kinh, giúp chị em có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, chị em phụ nữ cũng được khuyến cáo không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh bởi nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và dạ dày.
Thuốc giảm đau bụng kinh tuy có công dụng làm giãn các cơ tử cung nhanh chóng đồng thời cũng ức chế prostaglandin, giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu ngày đèn đỏ nhưng tác dụng của thuốc không được lâu. Chị em có thể phải sử dụng thuốc trong thời gian dài nếu tình trạng đau bụng kinh không được cải thiện. Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Uống thuốc giảm đau bụng kinh khi tình trạng co rút tử cung quá mạnh mẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống, tuy nhiên chị em không nên quá lạm dụng các loại thuốc đau bụng kinh để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Bên cạnh đó, chị em cũng cần trao đổi và tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng đau bụng kinh bản thân đang gặp phải nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe chính mình.
Những tác hại khi chị em phụ nữ lạm dụng thuốc đau bụng kinh như sau:
Tác hại đầu tiên khi quá lạm dụng thuốc đau bụng kinh là phụ thuộc thuốc. Chị em sẽ gặp tình trạng không thể thiếu thuốc trong mỗi chu kỳ.
Tiếp theo, tác hại của việc lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh đó là cơ quan nội tạng gan, thận bị ảnh hưởng xấu bởi thuốc dùng thời gian dài sẽ dẫn đến rối loạn chức năng gan thận và suy nhược cơ thể.
Lạm dụng thuốc đau bụng kinh khiến chị em gặp phải tình trạng chu kỳ kinh nguyệt thất thường, rối loạn hệ nội tiết tố, viêm phụ khoa,... Từ đó cơ quan sinh sản cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, lâu dần làm tăng khả năng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.
Một số phụ nữ có thể gặp phải tình trạng suy tim, tắc tĩnh mạch, khó thở, mỡ máu,... khi lạm dụng thuốc đau bụng kinh lâu dài.
Thuốc giảm đau bụng kinh cũng khiến dạ dày bị tổn thương gây xuất huyết dạ dày.
Phương pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả thay thế thuốc
Sau đây là các phương pháp giúp giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả chị em có thể áp dụng nhằm hạn chế sử dụng thuốc đau bụng kinh, đồng thời cũng giúp cơ thể thoải mái, khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả
1. Chườm nóng hoặc tắm nước ấm
Phương pháp giúp giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả được kể đến đầu tiên đó là chườm nóng bụng. Chị em không nên để cơ thể bị lạnh vì điều này dễ khiến cơn đau trở nặng hơn, không những thế cũng làm cho sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng xấu. Các bạn nên sử dụng túi chườm ấm để chườm bụng nhằm giúp các cơ tử cung được thư giãn, thả lỏng hơn, giảm thiểu tình trạng co rút gây đau bụng dưới.
Ngoài ra, các bạn có thể tắm nước ấm để xoa dịu cơn đau co thắt bụng dưới ngày đèn đỏ. Nước ấm sẽ giúp các cơ tử cung được thả lỏng hơn, đồng thời cũng giúp cơ thể được thoải mái, dễ chịu hơn. Chườm nóng hay tắm nước ấm là phương pháp hữu hiệu giúp giảm cơn đau bụng kinh an toàn.
2. Massage vùng bụng dưới
Thay vì sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, chị em có thể sử dụng 1 vài giọt tinh dầu nguyên chất kết hợp massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới giúp giảm thiểu cơn đau bụng ngày đèn đỏ. Thao tác xoa đều nhẹ lên vùng bụng sẽ giúp giảm căng thẳng cho các cơ tử cung, từ đó xoa dịu cơn đau bụng kinh. Mùi hương của tinh dầu có tác dụng giúp tinh thần được thả lỏng, thư thái và thoải mái hơn.
3. Sử dụng trà gừng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
Gừng là dược liệu có vị cay, tính ấm giúp giải cảm, tiêu hàn, chống buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa,... Đặc biệt, gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến các bộ phận khác trên cơ thể. Chính vì thế, chị em có thể dùng gừng trong thời gian dài để giảm đau bụng kinh mỗi kỳ đèn đỏ mà không cần sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh. Trị đau bụng kinh bằng cách đun sôi nước gừng lên để uống và thêm vào đó chút mật ong.
4. Uống nước dừa giúp giảm đau bụng kinh
Nước dừa có vị ngọt, không độc, tính bình, trong đông y nó có tác dụng ích khí, tiêu phù thũng, trừ tiêu chảy, giải nhọt độc,... Nước dừa cũng là loại thức uống bổ dưỡng giúp hỗ trợ tái tạo máu, chính vì thế chị em có thể sử dụng nước dừa trong thời kỳ kinh nguyệt để giảm đau bụng kinh thay cho việc dùng thuốc. Bên cạnh đó, các chất điện giải có trong nước dừa cũng giúp tránh tình trạng mất nước, mất chất điện giải của cơ thể, từ đó máu kinh nguyệt được thuận lợi đẩy ra ngoài, cơn đau bụng kinh cũng vì thế mà được xoa dịu hơn. Có thể thấy, nước dừa là loại thức uống thanh mát và bổ dưỡng dành cho các chị em phụ nữ ngày hành kinh.
5. Chế độ ăn uống lành mạnh
Phương pháp giảm đau bụng kinh an toàn và lành mạnh có tác dụng lâu dài chính là điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học. Chị em nên tăng cường bổ sung các vitamin B1, vitamin B6, vitamin E, kẽm, canxi, magie,... qua các bữa ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng và giảm tình trạng căng thẳng cho các cơ vùng tử cung gây đau bụng kỳ kinh nguyệt.
Trong kỳ kinh nguyệt, chị em nên hạn chế sử dụng các thực phẩm lạnh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ hay các thức ăn cay nóng,... Ngoài ra, các chất kích thích như rượu bia, cà phê,... cũng không tốt cho cơ thể trong thời điểm hành kinh, chị em cần tránh sử dụng để đảm bảo cho mình một sức khỏe tốt.
6. Sử dụng lá ngải cứu trị đau bụng kinh
Ngải cứu cũng là một vị cứu tinh giúp trị đau bụng kinh ở chị em phụ nữ. Ngải cứu có công dụng cầm máu, chữa ho, chữa đau đầu,... đặc biệt lá cây ngải cứu còn giúp giảm thiểu tình trạng co thắt đau bụng kinh ở nữ giới nhờ vào khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa ứ đọng máu huyết,... Chị em có thể sử dụng ngải cứu thay cho thuốc giảm đau bụng kinh bằng cách chế biến các món ăn bổ dưỡng như: gà tần ngải cứu, tim tần ngải cứu, trứng rán ngải cứu,... Hoặc cũng có thể hãm ngải cứu với nước để uống mỗi ngày trước khi đến kỳ kinh nguyệt để giúp máu huyết được lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng đau bụng kinh dữ dội.
Bài viết đã chia sẻ những bài viết hữu ích để giải đáp Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không. Hy vọng qua bài viết, chị em sẽ có thêm cho mình kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn. Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ số điện thoại 0366.655.466 để được tư vấn cụ thể.