THAI NGOÀI TỬ CUNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ cho biết, hiện nay tình trạng mang thai ngoài tử cung đã trở nên khá phổ biến và không phải là hiếm gặp ở phụ nữ. Trường hợp mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm hay không đang là câu hỏi cũng như nỗi lo lắng của rất nhiều người thai phụ. Để giải đáp thắc mắc trên, các bạn hãy cùng đi tìm hiểu ngay bài viết sau để có thể nhận biết rõ bệnh tình trong thời gian sớm nhất. Từ đó có thể đưa ra hướng giải quyết và chữa trị kịp thời cho mình nhé.

THAI NGOÀI TỬ CUNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

1. Định nghĩa và nguyên nhân của thai ngoài tử cung

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ thai ngoài tử cung nghĩa là gì? Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã được thụ tinh nhưng túi thai lại phát triển và nằm ngoài tử cung thay vì nằm bên trong buồng tử cung. Các trường hợp thường xuyên gặp phải gồm: thai nằm ở vị trí vòi trứng (chiếm khoảng hơn 95% các ca mắc phải), thai nằm ở buồng trứng, cổ tử cung hoặc ổ bụng,,.. Hay thậm chí nằm cả ở sẹo mổ lấy thai cũ trước đó của người phụ nữ, sẹo phẫu thuật khác trên thân tử cung. 

Có thể nói rằng thai ngoài tử cung là điều mà các cặp vợ chồng không hề mong muốn, bởi lẽ nếu không được khám chữa sớm sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí đe dọa đến tính mạng sản phụ.

Xem thêm: Mang thai ngoài tử cung là gì?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung là do trứng sau khi thụ tinh bị kẹt lại trên đường dẫn tới tử cung. Với những nhận định và tìm hiểu của các chuyên gia cho thấy, đa số thai phụ gặp phải tình trạng này đều do những nguyên nhân sau đây:

  • Ống dẫn trứng bị tổn thương hoặc nhiễm trùng do có tiền sử viêm nhiễm phụ khoa. 

  • Một vài trường hợp do di truyền.

  • Sự mất cân bằng, thay đổi bất thường của nội tiết tố.

  • Có cơ quan sinh dục dị dạng.

  • Thai phụ đang trong giai đoạn gặp phải bệnh lý, từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động và hình dáng của ống dẫn trứng hay các cơ quan sinh sản khác.

  • Những người phụ nữ lớn tuổi thì càng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao.

  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điển hình như bệnh lậu, bệnh chlamydia,..

  • Sử dụng dụng cụ và thuốc tránh thai, hoặc đã từng trải qua phẫu thuật thắt ống dẫn trứng nhằm tránh có thai ngoài ý muốn.

  • Dùng các loại thuốc kích thích rụng trứng khi đang trong quá trình điều trị vô sinh.

  • Phẫu thuật cắt bỏ u xơ hay mổ lấy thai ở vùng chậu.

  • Hút thuốc lá cũng là một thói quen làm tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung.

Tuy vậy, bên cạnh những nguyên nhân trên, thai phụ hoàn toàn vẫn có thể mang thai ngoài tử cung dù không có bất cứ nguyên nhân nào trên. Chính vì thế, thai phụ cần nhận biết thật nhanh những dấu hiệu bất thường của thai ngoài tử cung, nhằm đưa ra phương hướng thích hợp cho bản thân bằng cách đến thăm khác tại các cơ sở y tế.

THAI NGOÀI TỬ CUNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Và để phát hiện ra những dấu hiệu thường gặp phải khi mang thai ngoài tử cung, các bạn hãy đi tìm hiểu ở mục tiếp ngay sau đây. 

2. Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? Dấu hiệu dễ nhận biết

Ở giai đoạn đầu, ngoài các triệu chứng của mang thai ngoài tử cung có thể giống với những dấu hiệu của một thai kỳ bình thường như: trễ kinh, buồn nôn, căng tức ngực và đau bụng thì thai phụ còn xuất hiện một số dấu hiệu bất thường sau: 

  • Chảy máu bất thường ở vùng âm đạo, ra máu màu đen: Trước ngày của giai đoạn hành kinh và kéo dài sau đó nhiều ngày liền, thai phụ có thể đã ra máu hay còn gọi là rong huyết. Lúc này máu ra ít, thường sẽ có màu nâu hoặc đen. Trường hợp nếu máu bị rò rỉ từ ống dẫn trứng có thể sẽ khiến thai phụ cảm thấy muốn đi tiêu hoặc bị co rút và đau vùng vai gáy.

  • Đau vùng chậu: Thai phụ cảm thấy những cơn đau âm ỉ, có lúc đau nhói ở vùng bụng dưới hoặc chỉ một bên.

  • Tụt huyết áp: Hiện tượng huyết áp bị tụt đột ngột, hoa mắt chóng mặt hoặc do bị mất máu quá nhiều cùng là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung.

  • Đau lưng phía dưới: Cũng là hiện tượng thường gặp của phụ nữ mang thai nhưng khi mang thai ngoài tử cung, thai phụ sẽ thường bị đau ở phía dưới của vùng lưng.

Ngoài ra thai phụ có thể chẩn đoán được có mang thai nằm ngoài tử cung hay không thông qua siêu âm ổ bụng, làm xét nghiệm HGG. Nếu bạn có kết quả HGG dương tính nhưng siêu âm lại không thấy túi thai trong buồng trứng, vậy thì nguy cơ thai ngoài tử cung là rất cao.

3. Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Trả lời cho câu hỏi này, việc mang thai ngoài tử cung nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy nguy hiểm như thế nào, thai ngoài tử cung sẽ chia ra làm ba hướng sau:

  • Chảy máu vào trong ổ bụng do vỡ vòi trứng: Một khi phôi thai phát triển lớn, các mạch máu tại vòi trứng sẽ bị nó ăn mòn, vòi trứng lúc này sẽ bị căng phồng ra. Khối thai khi phát triển lớn hơn sẽ làm vỡ các mạch máu và vòi trứng, từ đó gây chảy máu vào ổ bụng. Đây là trường hợp bệnh đã trở nên rất nặng, cần phẫu thuật ngay, mức độ đe dọa đến tính mạng của sản phụ lúc này là rất cao do bị mất máu quá nhiều.

  • Tự ngừng phát triển ở thai ngoài tử cung: Xảy ra khi sự cung cấp máu đến khối thai bị giảm dần, đối với các khối thai nhỏ và các tế bào để nuôi thai sẽ không thể phát triển. Tình trạng này, thai phụ sẽ được theo dõi đến khi nào phôi thai ngừng phát triển mà không cần điều trị gì. 

  • Sẩy khối thai và gây chảy máu trong ổ bụng: Mang thai ngoài tử cung sẽ khiến khối thai nằm sai vị trí, điều này dễ làm khối thai bị bong ra gây sảy thai, chảy máu hay thậm chí nguy hiểm hơn là chảy máu ồ ạt trong khắp ổ bụng. Khối thai sẽ tự tiêu đi nếu thai phụ bị chảy máu nhẹ trong vòi trứng, gây ứ đọng máu. Nặng hơn nếu chảy máu nhiều ở khối thai sẽ tạo thành những khối tụ máu trong các khoang bụng.

4. Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? cách điều trị

Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? cách điều trị

Tùy vào các triệu chứng mà thai phụ gặp phải ở các mức độ khác nhau cũng như kích thước của khối thai, bác sĩ sẽ xét nghiệm bệnh để đưa cho bạn phác đồ và phương hướng điều trị phù hợp. Thông thường thai ngoài tử cung có 2 cách điều trị: 1 là bằng thuốc, 2 là phẫu thuật nội soi hay ngoại soi và 3 là bằng thuốc.

  • Điều trị bằng thuốc: Áp dụng khi được phát hiện sớm việc mang thai ngoài tử cung, có thể khối thai vẫn đang ở kích thước bé, có đường kính không quá 3cm và chưa bị vỡ. Tuy nhiên bên cạnh quá trình điều trị bằng thuốc, thai phụ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, loét miệng, rụng tóc, tiêu chảy, thị lực kém hay gặp vấn đề liên quan khác… Còn một số tác dụng phụ hiếm gặp khác như suy thận, suy thận.

  • Phẫu thuật mở bụng: Đây là trường hợp ống dẫn trứng đã bị hưng hỏng cần phải loại bỏ. Lúc này khối thai ngoài tử cung đã hình thành lớn và bị vỡ, gây ra xuất huyết trong rất nghiêm trọng.

  • Phẫu thuật nội soi: Có thể nói đây là phương pháp hiện đại, đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn nhất giúp chẩn đoán thai nằm ngoài tử cung một cách chính xác và nhanh nhất so với phẫu thuật hở bụng dễ có nhiều di chứng. Đối với tình trạng khi soi ổ bụng phát hiện một bên ống dẫn trứng bị tím đen, căng phồng nhưng chưa vỡ. Khi tiến hành phẫu thuật nội soi thai phụ sẽ không phải cắt bỏ vòi trứng. Đặc biệt, phụ nữ hoàn toàn vẫn có thể mang thai kể cả khi đã cắt bỏ ống dẫn trứng.

  • Bên cạnh việc điều trị thai ngoài tử cung, thai phụ cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để việc điều trị được tốt hơn như: không uống rượu bia, tránh quan hệ tình dục, tránh vận động mạnh, không sử dụng các loại thuốc giảm đau khi không hỏi ý kiến bác sĩ,..

Hy vọng rằng với bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được vấn đề thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?. Từ đây thai phụ sẽ tự tin trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức nhận biết thai ngoài tử cung và điều trị kịp thời trong thời gian sớm nhất. 

Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi bằng cách gọi vào số hotline 0366 655 466 hoàn toàn miễn phí. Các bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm tại PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG THỊNH sẽ trao đổi và tư vấn chi tiết cho bạn

THAI NGOÀI TỬ CUNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Đánh giá: 9.6 / 10 ( 27 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 16-07-2021