Phụ nữ mang thai cần kiêng những gì? Tháng đầu tháng 2

Mang thai và làm mẹ là thiên chức cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ. Ba tháng đầu tiên là thời điểm nhạy cảm nhất trong cả quá trình mang thai. Thai nhi lúc này còn rất nhỏ bé và yếu ớt. Chính vì thế, mẹ bầu cần có những kế hoạch sinh hoạt lành mạnh và ăn uống khoa học để thai nhi phát triển khỏe mạnh về thể chất cũng như trí não. Vậy phụ nữ mang thai cần kiêng những gì? Tháng đầu tháng 2 là giai đoạn mẹ bầu cần chú ý nhất. Bài viết này BS Trần thị Thành bác sĩ sản phụ khoa Phòng khám Hưng Thịnh xin chia sẻ những thông tin hữu ích để các mẹ bầu có thể tham khảo và chủ động chăm sóc sức khỏe thai kỳ.

4 lưu ý khi mang thai các mẹ bầu không nên bỏ qua

Như đã biết, mang thai 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất của mẹ bầu và thai nhi. 4 lưu ý sau đây các mẹ bầu không nên bỏ qua để giúp thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn.

4 lưu ý khi mang thai các mẹ bầu không nên bỏ qua

  1. Lịch khám thai giai đoạn đầu

Mẹ bầu cần lưu ý đến 3 lần khám thai giai đoạn đầu để theo dõi quá trình làm tổ ổn định và phát triển của thai nhi, cụ thể như sau:

  • Khám thai lần đầu: Lần khám quan trọng nhất đó là khi thai được khoảng 5 - 8 tuần tuổi, mục đích của khám thai thời điểm này là để các mẹ chắc chắn rằng thai đã làm tổ đúng vị trí hay bào thai có ổn định hay không. Mẹ bầu sẽ được thăm khám, đo nồng độ hCG, làm các xét nghiệm và siêu âm chuyên sâu để xác định tuổi thai cũng như dự kiến ngày sinh nở. 
  • Khám thai lần thứ hai: Lần khám tiếp theo mẹ bầu nên thực hiện đúng thời gian đó là khi thai nhi khoảng 8 tuần tuổi. Quá trình khám thai ở lần hai cũng sẽ có những xét nghiệm và siêu âm như lần đầu, tuy nhiên thời điểm này bác sĩ có thể đánh giá được tim thai và phôi thai.
  • Khám thai lần thứ ba: Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi là khi bào thai được khoảng 12 - 13 tuần tuổi. Các mẹ lưu ý đừng quên những mốc khám thai quan trọng này để em bé trong bụng được phát triển khỏe mạnh toàn diện nhé.
  1. Dấu hiệu thai nhi phát triển khỏe mạnh

Mang thai tháng đầu có quan hệ được không?

Quá trình mang thai và sinh nở là điều hạnh phúc nhất của các bà mẹ. Khi thai nhi phát triển khỏe mạnh, các mẹ bầu hãy yên tâm khi có những triệu chứng thai nghén sau:

  • Tăng cân đều đặn: Thai phụ nên yên tâm về việc tăng khoảng 1kg trong vòng 2 tuần, đây là biểu hiện chứng tỏ em bé đang phát triển đúng theo chu kỳ phát triển của bào thai.
  • Ốm nghén: Đây là điều không còn xa lạ gì đối với các chị em phụ nữ đã và đang mang thai. Điều này chứng tỏ thai nhi đang phát triển rất tốt trong cơ thể mẹ mặc dù ốm nghén đôi khi khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu.
  • Khó tiêu, ợ nóng: Việc khó tiêu ợ nóng xảy ra do hệ tiêu hóa bị cản trở, tuy nhiên mẹ bầu không nên quá lo lắng vì hiện tượng này chứng tỏ hormone trong cơ thể giai đoạn mang bầu vẫn hoạt động bình thường.
  • Lượng đường và huyết áp có chỉ số ổn định: Đây là 2 chỉ số này là một trong những chỉ số thai kỳ quan trọng, khi ở mức ổn định, chứng tỏ mẹ bầu đã loại được khả năng bị mắc chứng tiền sản giật. Đồng thời nó cũng thể hiện mẹ bầu có một quá trình phát triển thai kỳ khỏe mạnh và khoa học.
  1. Dấu hiệu bất thường cần theo dõi và đi khám ngay

  • Nghén nặng: Tuy việc ốm nghén là một trong những biểu hiện của thai kỳ nhưng khi ốm nghén quá nặng, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Ra khí hư và ngứa vùng kín: Khí hư ra bất thường kèm theo ngứa âm đạo có thể là triệu chứng của viêm âm đạo do nội tiết tố bị thay đổi. Mẹ bầu nên vệ sinh âm đạo sạch sẽ, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.Tuy viêm âm đạo không quá nguy hiểm và có thể điều trị nhưng nếu để lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi thậm chí là sinh non.
  • Đau bụng và ra máu: Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần lưu ý kỹ hơn về các dấu hiệu của cơ thể. Nếu chỉ có cảm giác đau bụng mà không ra máu, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh vận động, đi lại nhiều. Tuy nhiên, vừa đau bụng vừa ra máu, mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua mà cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, hạn chế tối đa những tổn thương cho mẹ và thai nhi.
  1. Thai giáo vào thời gian đầu mang thai

Thai giáo là phương pháp tốt và hiệu quả để giúp thai nhi có thể phát triển về trí não và hệ thần kinh. 

Ra khí hư khi mang thai màu trắng đục như bã đậu

  • Nghe nhạc: thời gian đầu khi mang thai, thư giãn bằng việc nghe nhạc hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của em bé trong bụng. Tuy nhiên các mẹ nên chọn những dòng nhạc không lời, có tiết tấu nhẹ nhàng hoặc những bài hát ru, nhạc trữ tình, …
  • Nói chuyện với thai nhi: Giao tiếp, trò chuyện với thai nhi mỗi ngày là điều quan trọng trong suốt quá trình của thai kỳ. Điều này giúp thai nhi phát triển tốt về tâm lý và cảm xúc sau này đồng thời em bé trong bụng cũng có thể cảm nhận được tình yêu thương và năng lượng tích cực từ người mẹ. 

Phụ nữ mang thai cần kiêng những gì? Tháng đầu tháng 2

Ngoài những lưu ý nên thực hiện thì cũng có rất nhiều thứ mẹ bầu cần phải kiêng vào giai đoạn tháng đầu tháng hai của thai kỳ. Việc này nhằm mục đích giúp thai nhi có thể phát triển an toàn và khỏe mạnh về thể chất và trí não.

Phụ nữ mang thai cần kiêng những gì? Tháng đầu tháng 2

  1. Các loại thực phẩm nên kiêng khi mang thai giai đoạn đầu

  • Rau ngót: Đây là loại rau có chứa hoạt chất làm giãn cơ trơn của mạch máu với mục đích là giảm đau, hạ huyết áp. Việc sử dụng nhiều rau ngót có thể gây co thắt tử cung, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Rau răm: Rau răm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp ấm bụng và tiêu thực, giải cảm theo đông y. Tuy nhiên, thai phụ sử dụng nhiều rau răm 3 tháng đầu thai kỳ gây co bóp tử cung và dễ sảy thai, mất máu.
  • Ngải cứu: Đây cũng là loại rau không tốt cho phụ nữ mang thai bởi nó cũng chứa nhiều chất gây hại cho thai phụ, dọa sinh non và sảy thai.
  • Thơm, dứa: Đây là loại quả thơm ngon và có nhiều công dụng với sức khỏe của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, trong dứa có chứa bromelain gây mềm thành tử cung, kích thích sự co bóp ở tử cung. Vì thế, các chị em phụ nữ đang mang thai nên hạn chế ăn nhiều loại quả này, nhất là khi dứa còn xanh.
  • Nhãn: đây là loại quả thơm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, thai phụ mang thai thời gian đầu cũng như trong suốt cả quá trình mang thai không nên ăn nhãn vì nhãn sẽ gây nóng trong, dẫn đến động thai, đau bụng kèm ra máu, tổn thương đến thai nhi.
  • Đu đủ: Loại quả này có chứa chất papain cùng một số chất khác khiến tế bào phôi thai bị phá hủy đồng thời kích thích co bóp thành tử cung đẩy thai nhi ra ngoài. Thai phụ không nên ăn đu đủ trong quá trình mang thai.
  • Vừng và mật ong kết hợp: 2 loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau dễ gây sinh non, vì thế mẹ bầu cần tránh sử dụng kết hợp vừng và mật ong trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Đồ uống có cồn và các chất kích thích: các loại chất lỏng này sẽ được dẫn truyền nhanh chóng từ cơ thể mẹ sang thai nhi qua dây rốn. Điều này làm tổn hại đến các tế bào não và hệ thống thần kinh của thai nhi. Trường hợp lạm dụng rượu bia và các chất kích thích có thể gây lưu thai, sinh non, thiểu năng trí tuệ, dị tật bào thai, …
  • Hạn chế các loại cá biển, hải sản: mẹ bầu nên ăn hải sản hoặc các loại cá biển 2 lần/ mỗi tuần (khoảng 250gr/ tuần). Bởi lẽ trong các thực phẩm này có chứa nhiều lượng thủy ngân không tốt cho sự phát triển về thể chất và trí não cho thai nhi. Các loại cá chứa ít thủy ngân và nhiều omega 3 an toàn cho sức khỏe thai phụ nên bổ sung đó là: cá hồi, cá chép, cá rô phi, …
  • Nội tạng động vật: các sản phẩm từ nội tạng động vật như: lòng, mề, gan, … động vật không được khuyến khích sử dụng nhiều cho thai phụ bởi nó không tốt cho thai nhi, dễ dẫn đến sảy thai và các dị tật bẩm sinh khác.
  • Các loại thực phẩm quá ngọt, quá mặn hoặc thức ăn nhanh, đồ ăn có nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho sức khỏe của thai phụ và em bé trong bụng. Ăn quá mặn làm tăng nguy cơ mắc các chứng phù nề, tăng huyết áp và ứ nước. Thai phụ dễ mắc tiểu đường thai kỳ nếu ăn quá ngọt. Vậy nên, bà bầu nên hạn chế các loại thực phẩm quá ngọt, quá mặn và nhiều dầu mỡ.
  • Đồ tái, gỏi sống: đây là những thực phẩm mẹ bầu nên tránh xa: gỏi sống, tiết canh, giá sống, thịt tái, nem chua sống, trứng lòng đào, … vì chúng chưa được nấu chín nên vẫn còn các loại vi khuẩn tấn công gây ảnh hưởng đến thai nhi và gây ngộ độc.

Viêm âm đạo có mang thai được không?

  1. Phụ nữ mang thai cần kiêng những gì?

Ngoài việc kiêng các thực phẩm kể trên, phụ nữ mang thai thời gian đầu cũng cần kiêng thực hiện các hoạt động sau để giúp thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh hơn:

  • Tránh mang vác các vật nặng, kiêng leo trèo, bưng bê vật nặng, tránh ngồi xổm hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột, nên đi các loại giày đế bệt thay vì guốc cao gót, không nên kiễng chân với đồ vật trên cao, không tham gia các trò chơi mạo hiểm như tàu siêu tốc, trượt ván, … Những điều kể trên dễ gây hại cho thai nhi và người mẹ, vì thế nên chú ý trong việc đi đứng và sinh hoạt để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Không sơn móng tay: Các chất chứa trong sơn móng tay có thể ảnh hưởng đến chỉ số thông minh cũng như hệ thống thần kinh của thai nhi. Phụ nữ có thai và đặc biệt là thời gian đầu nên hạn chế sơn móng tay móng chân vì mùi hương liệu khá nồng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.
  • Tránh xa khói thuốc lá và không sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử cũng như các chất kích thích khác. Các hóa chất trong khói thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người, tăng khả năng ung thư phổi. Phụ nữ có thai sức khỏe nhạy cảm hơn rất nhiều, chính vì thế nên tránh xa khói thuốc lá và tuyệt đối không sử dụng những chất kích thích độc hại này. 
  • Ngoài ra, thai phụ cũng nên hạn chế tối đa sự tiếp xúc đối với các loại hóa chất như thuốc diệt muỗi, xịt côn trùng, hương đuổi muỗi, … hay các loại hóa chất tẩy trắng, thuốc sâu, …
  • Các mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu cũng như trong suốt chu kỳ mang thai nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm và đặc biệt là các loại sản phẩm có chứa chì. Bởi lẽ chì là nguyên tố tác động xấu đến sự phát triển của não bộ và hệ thống thần kinh của thai nhi.
  • Quá trình mang thai trong 3 tháng đầu không cần phải kiêng quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên một số trường hợp sau đây các bác sĩ sẽ chỉ định không nên quan hệ thời gian đầu để đảm bảo an toàn cho thai nhi: dọa sảy thai, chảy máu âm đạo, tiền sử sinh non, nước ối nhau thai có biểu hiện bất thường cần theo dõi, …
  • Việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng hay các loại thuốc bổ cũng là vấn đề quan trọng. Mẹ bầu cần tham khảo và làm theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự sử dụng hay quá lạm dụng thuốc bổ. Điều này sẽ gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và con.

Bài viết đã chia sẻ những thông tin về chủ đề “Phụ nữ mang thai cần kiêng những gì? Tháng đầu tháng 2”. Qua bài viết, hi vọng các chị em phụ nữ đang mang thai và có dự định mang thai có thể tích lũy cho mình nhiều kiến thức hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh, tích cực. Mọi thắc mắc còn tồn tại xin vui lòng liên hệ số điện thoại 0395456294 để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Phụ nữ mang thai cần kiêng những gì? Tháng đầu tháng 2
Đánh giá: 9.9 / 10 ( 27 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 13-05-2022