Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nguy hiểm như thế nào?

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nguy hiểm như thế nào là vấn đề khiến cho rất nhiều các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Đây là giai đoạn bé vẫn được bú mẹ hoàn toàn, vì vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khả năng cao là do chế độ dinh dưỡng của mẹ đang có vấn đề nào đó. Các chuyên gia Phòng khám Hưng Thịnh cho biết, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy cần được xử lý kịp thời theo đúng cách, bởi nếu chậm trễ điều trị sẽ tiềm ẩn hàng loạt biến chứng nguy hiểm về sau.

Nguyên nhân và dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng tiêu chảy là một trong những vấn đề vô cùng nguy hiểm mà các bậc phụ huynh cần tuyệt đối tránh tâm lý chủ quan. Không giống như chứng táo bón thường dễ nhận biết, nóng sốt kèm tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nếu không được theo dõi và quan sát kỹ thì sẽ tương đối khó để nhận ra.

Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy

Theo các bác sĩ, tiêu chảy là cách để cơ thể tự loại bỏ đi vi khuẩn, vi trùng và có thể diễn ra trong vòng từ một vài ngày cho tới một tuần, cụ thể nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bao gồm:

  • Nguyên nhân do sữa mẹ: Trẻ 2 tháng tuổi vẫn chỉ bú hoàn toàn sữa mẹ, do đó chế độ ăn uống không đảm bảo của mẹ chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cho bé. Điển hình là ăn uống kém vệ sinh, không kiêng cữ phù hợp, lạm dụng đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ… sẽ khiến cho hệ tiêu hóa non nớt của bé bị ảnh hưởng một cách tiêu cực thông qua sữa mẹ.

  • Nhiễm trùng đường ruột: Các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng như Rotavirus, Salmonella, Giardia… là tác nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

  • Không hấp thụ được dưỡng chất: Một số trường hợp trẻ 2 tháng tuổi bị tiêu chảy cũng có thể do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ vào máu, thay vào đó lại tồn đọng lại ở ruột dẫn đến đau bụng khó tiêu và tiêu chảy.

  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Thường xảy ra do mẹ sử dụng kháng sinh sau đó lại tiếp tục cho con bú, các chất trong thuốc sẽ tiêu diệt lợi khuẩn khiến hại khuẩn dễ dàng tấn công hệ tiêu hóa của bé.

Nguyên nhân và dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Khác với người lớn, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có số lần đi ngoài nhiều hơn (5 lần/ngày vẫn là bình thường) đồng thời phân ở dạng loãng, bởi vậy bố mẹ không thể dựa vào những dấu hiệu này để kết luận rằng bé đang bị tiêu chảy.

Để phát hiện được tình trạng bất thường của trẻ được nhanh chóng, phụ huynh trước đó cần lưu ý theo dõi số lần đi ngoài bình thường trong một ngày và tình trạng phân ra sao. Dựa vào đó, nếu nhận thấy những biểu hiện sau thì khả năng cao trẻ đang bị tiêu chảy:

  • Trẻ đi ngoài với tần suất nhiều hơn bình thường, thậm chí có thể lên đến từ 7 đến 10 lần mỗi ngày.

  • Phân loãng hơn hoặc chỉ thấy toàn nước, phân nặng mùi, màu sắc thay đổi…

  • Có các triệu chứng khác kèm theo như bú kém hoặc bỏ bú, nôn trớ, quấy khóc...

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nguy hiểm như thế nào?

Như chúng tôi đã chia sẻ, hiện tượng tiêu chảy rất dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh đặc biệt là nhóm dưới 6 tháng tuổi, tiềm ẩn hàng loạt vấn đề nguy hại đối với sức khỏe. Các con số thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân liên quan tới tiêu chảy còn nằm trên cả bệnh sởi.

Cũng chính bởi hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy dễ nhầm lẫn nên đã có những trường hợp để diễn biến kéo dài không xử lý kịp thời, hậu quả là xảy ra nhiều rủi ro không mong muốn. Đối với câu hỏi tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nguy hiểm như thế nào, các chuyên gia cho biết tình trạng này có khả năng gây ra những hệ lụy tiêu cực tới sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của trẻ như dưới đây:

  • Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài với tần suất quá nhiều lần, cộng với việc trẻ sơ sinh vẫn còn phải mặc bỉm, tã liên tục khiến cho vùng mông nhanh bị hăm, da dễ viêm loét gây cảm giác ngứa ngáy, đau và xót, bé thường xuyên quấy khóc.

  • Trẻ bị mất nước nhanh chóng, được biểu hiện qua các triệu chứng bao gồm hoạt động kém hơn bình thường, mệt mỏi khó chịu, dễ cáu kỉnh, quấy khóc nhiều nhưng không ra nước mắt, mắt trũng, miệng khô, thóp trên đỉnh đầu mềm hơn, da khô đi, khi ép nhẹ trên da bé sẽ gây ra vết hằn mà không đàn hồi…

  • Tình trạng tiêu chảy diễn ra kéo dài khiến quá trình trao đổi chất và khả năng cân bằng thân nhiệt của trẻ bị suy giảm, từ đó trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, cân nặng sút đi nhanh chóng.

  • Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nguy hiểm như thế nào ngoài ra còn khiến bé suy giảm sức đề kháng, dễ bị các tác nhân có hại tấn công, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như viêm tai giữa, viêm phổi, hay nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu mặc dù chỉ xảy ra ở một số ít trường hợp.

Có thể nhận thấy rằng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy có mức độ nguy hiểm cao, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không nhanh chóng can thiệp xử lý. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối tránh tâm lý chủ quan mà phải ngay lập tức tìm cách giải quyết, phòng tránh những biến chứng khó lường đối với sức khỏe của trẻ.

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nguy hiểm như thế nào

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phải làm sao?

Khi nhận thấy các dấu hiệu đi ngoài bất thường ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của con có diễn biến như thế nào. Nếu như trẻ vẫn hoạt động khỏe mạnh, bú tốt, không kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm thì có thể chỉ là rối loạn tiêu hóa tạm thời, khoảng 1 - 2 ngày sau sẽ bình thường trở lại.

Bài viết liên quan: 

  1. Khi bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?
  2. Bị tiêu chảy uống nước dừa được không?

Các bậc phụ huynh nên bù nước cho bé bằng cách để bé tăng cường bú sữa mẹ. Tuy nhiên thay vì tăng lượng sữa bú trong một lần thì mẹ hãy tăng cữ bú lên so với bình thường, điều này giúp bé dễ hấp thụ hơn và tránh hiện tượng hoảng sợ, quấy khóc. Ngoài ra việc thay đổi tư thế cũng giúp tiêu hóa của trẻ được thuận lợi hơn. Nếu thấy bé khóc và bụng sôi thì mẹ nên cho bé tựa đầu vào vai, đồng thời dùng tay xoa nhẹ nhàng lên lưng bé.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng của mình xem có đảm bảo vệ sinh hay không, liệu đã khoa học và điều độ hay chưa… để điều chỉnh cho đúng, phòng ngừa những ảnh hưởng đến sữa cho trẻ bú.

Ngược lại, những trường hợp trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tiêu chảy kèm theo sốt, nôn trớ, mệt mỏi, quấy khóc nhiều… chứng tỏ đây là bệnh tiêu chảy cấp, rất dễ gây mất nước và suy nhược cơ thể. Bố mẹ phải đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để kiểm tra tình trạng kỹ càng, tìm ra phương án điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả.

Như vậy, các chuyên gia đã chia sẻ những thông tin về câu hỏi tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nguy hiểm như thế nào cũng như cách trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh đúng đắn bài viết trên đây. Hy vọng rằng đã giúp các bậc phụ huynh có thêm tư liệu tham khảo hữu ích, từ đó phát hiện nhanh chóng biểu hiện và kịp thời xử lý tình trạng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bé

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nguy hiểm như thế nào?
Đánh giá: 9.8 / 10 ( 19 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 28-09-2021