Khi bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Tác giả:  Hải Yến
- Tham vấn y khoa:  BS. Trần Thị Thành
Bị tiêu chảy nên ăn gì để cầm và không nên ăn gì là vấn đề mà người bệnh cần phải lưu ý, bởi một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp mau chóng hồi phục sức khỏe, phòng tránh tình trạng mệt mỏi kiệt sức do đi ngoài nhiều lần gây ra. Do đó, trong phần nội dung bài viết sau đây các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giúp bạn đọc giải đáp khi bị tiêu chảy ăn gì và không nên ăn gì, trẻ em tiêu chảy nên ăn gì, bà bầu tiêu chảy nên ăn gì để đường ruột ổn định lại cũng như nhanh khỏi bệnh.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bị tiêu chảy
Một số thông tin cần biết về tình trạng tiêu chảy
Tiêu chảy được hiểu là tình trạng liên tục đi ngoài phân lỏng với tần suất trên 3 lần trong 1 ngày, kèm theo các dấu hiệu khác như đau bụng, đầy hơi, khó chịu… Hiện tượng tiêu chảy thực tế không quá nguy hiểm, tuy nhiên việc đại tiện phân lỏng nhiều lần khiến cho người bệnh bị mất nước, cơ thể trở nên mệt mỏi và kiệt sức, sức khỏe không được ổn định.
Nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến là do đường ruột bị nhiễm trùng (bao gồm vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng), ngoài ra còn có thể ảnh hưởng từ một số vấn đề bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc các loại thuốc đang sử dụng để điều trị bệnh lý. Bệnh tiêu chảy được phân loại thành 2 dạng, nếu như ở giai đoạn cấp tính không can thiệp điều trị kịp thời sẽ diễn biến xấu hơn thành mạn tính với các triệu chứng phân loãng kèm theo dịch nhầy hoặc máu, đi đại tiện nhiều lần, phân có mùi thối rất khó chịu, đau bụng, nôn ói…
Chế độ ăn uống cho người bị tiêu chảy cần lưu ý gì?
Người bị tiêu chảy thường được điều trị bằng cách bù lại lượng nước và điện giải đã mất, đồng thời kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chữa trị vì thế rất nhiều người quan tâm đến việc người lớn và trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, trước khi tìm hiểu bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì cần phải nắm được một số lưu ý dưới đây khi xây dựng thực đơn cho người bệnh:
Thực phẩm cần được nấu chín kỹ càng, ban đầu nên chế biến ở dạng lỏng để người bệnh dễ tiêu hóa và bù nước, khi ổn hơn sẽ dần chuyển sang ăn dạng đặc.
Chia 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp hấp thụ dễ dàng hơn, đồng thời tránh trường hợp tạo thêm áp lực cho hệ thống các cơ quan tiêu hóa.
Nên cho người bệnh ăn ít lúc đầu sau đó dần dần nâng khối lượng thức ăn lên để bảo đảm cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin, khoáng chất, chất điện giải…
Lựa chọn sử dụng những thực phẩm có công dụng cầm tiêu chảy, tránh xa các loại thức ăn dạng cứng, dễ bị lên men, gây đầy hơi và khó tiêu hóa.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên ăn gì thì mẹ nên theo dõi, chú ý thay đổi thực đơn ăn uống của mình bởi khả năng cao những thực phẩm bạn nạp vào cơ thể không phù hợp nên khi cho bé bú sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
Người bị tiêu chảy nên ăn gì để cầm lại?
Như chúng tôi đã chia sẻ trước đó, chế độ ăn uống là rất cần thiết, có thể quyết định tới 40% tỷ lệ điều trị tiêu chảy thành công. Cụ thể, dưới đây là những loại thực phẩm có công dụng tốt trong việc ngừa tiêu chảy, cung cấp các chất dinh dưỡng và giúp phục hồi sức khỏe mà người bệnh nên bổ sung:
1. Người lớn đau bụng tiêu chảy nên ăn gì?
Nếu muốn nhanh chóng khắc phục hiện tượng tiêu chảy, người bệnh nên sử dụng những loại thực phẩm sau đây trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình:
Tiêu chảy ăn trứng được không
Nhiều người nghĩ rằng trứng có thể gây đầy bụng và khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn, tuy nhiên thực tế đây lại là một thực phẩm lành tính, giàu dinh dưỡng giúp người bệnh lấy lại sức lực. Vì vậy tiêu chảy có nên ăn trứng không là Có, nhưng người bệnh chỉ nên sử dụng trứng luộc chín, ăn vừa phải không nên lạm dụng và tránh ăn trứng chiên rán nhiều dầu mỡ làm hệ tiêu hóa phải chịu thêm áp lực nặng nề.
Sau tiêu chảy nên ăn gì - Bánh mì nướng
Nếu bạn đang băn khoăn tiêu chảy ăn bánh mì được không thì đây cũng là thực phẩm giúp làm dịu bao tử, dạ dày tiêu hóa chậm hơn để giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Bánh mì nướng cũng chứa nhiều carbohydrate để cơ thể được cung cấp thêm năng lượng cần thiết.
Tiêu chảy ăn khoai lang được không
Thành phần của khoai lang chứa các enzym có lợi cùng vitamin, kali để tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời làm phân săn lại, phòng ngừa phân nước, phân loãng. Tốt nhất là người bệnh nên ăn khoai lang luộc vào buổi trưa, ngoài ra cũng không nên ăn quá nhiều.
Tiêu chảy ăn sữa chua được không
Đau bụng tiêu chảy nên ăn gì đừng quên bổ sung sữa chua vào thực đơn dinh dưỡng, bởi đây chính là nguồn cung cấp lượng dồi dào men vi sinh cho cơ thể. Sữa chua có khả năng tăng cường lợi khuẩn đường ruột, hạn chế tiêu chảy, khắc phục tình trạng bao tử khó chịu. Thêm vào đó, đây cũng là đáp án cho câu hỏi mẹ sau sinh bị tiêu chảy nên ăn gì mà nhiều người đang băn khoăn.
Người bị tiêu chảy nên ăn chuối
Tiêu chảy ăn chuối được không? Hàm lượng kali và chất xơ pectin có trong chuối giúp bù lại các chất điện phân đồng thời hấp thu các chất lỏng ở bao tử bị dư thừa, hơn nữa đây còn là loại quả thơm ngon, mềm và dễ tiêu hóa. Tiêu chảy ăn quả gì ngoài chuối ra thì người bệnh còn có thể bổ sung thêm táo, ổi, việt quất… cũng rất phù hợp.
Người bị tiêu chảy có nên uống sữa
Người bệnh tiêu chảy thường phải đối mặt với những triệu chứng mất nước, kiệt sức, mệt mỏi, vì thế cơ thể rất cần được cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng. Sữa hoàn toàn có thể sử dụng cho người bị tiêu chảy như bình thường, nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo sữa được tiệt trùng, sơ chế và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiêu chảy uống nước dừa được không
Tiêu chảy nên uống gì không thể bỏ qua nước dừa, lý do là loại quả này giàu khoáng chất và điện giải, chứa axit lauric giúp kháng khuẩn, hàm lượng chất béo thấp nhưng có nhiều vitamin. Do đó tiêu chảy có nên uống nước dừa hay không là Có, nhưng cần lưu ý tránh uống khi bụng đói và tốt nhất nên cho thêm một ít muối để bù lại bởi nước dừa chứa ít natri.
Bị tiêu chảy uống nước cam được không
Việc uống nước cam khi bị tiêu chảy sẽ mang lại nhiều công dụng như cung cấp điện giải, điều hòa độ pH dạ dày, bổ sung thêm các lợi khuẩn cho đường ruột. Tuy nhiên người bệnh lưu ý chỉ nên uống mỗi ngày 1 cốc nước cam, không uống vào lúc đói và buổi tối, không uống chung với sữa và tránh sử dụng nước cam quá chua.
2. Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì tốt?
Chế độ dinh dưỡng khi bị tiêu chảy ở trẻ em cần được chú ý hơn người lớn bởi hệ tiêu hóa của các bé dễ gặp nhiều vấn đề nếu không cẩn thận. Khi trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì các bậc phụ huynh nên bổ sung cho bé những loại thực phẩm bao gồm:
Gạo: Đây là nguyên liệu chứa nhiều tinh bột giúp làm dịu bao tử của trẻ và bổ sung thêm năng lượng cần thiết. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà phụ huynh có thể dùng gạo để nấu bột, nấu cháo, nấu cơm (hơi nhão) hoặc làm nước gạo rang đun sôi cho bé.
Bánh mì nướng: Nếu chưa biết trẻ tiêu chảy nên ăn gì thì mẹ có thể nướng bánh mì cùng một lượng vừa đủ bơ ít béo để kích thích mùi vị giúp bé thèm ăn, khi nạp vào cơ thể sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả ổn định trở lại.
Sữa chua: Tương tự như người lớn, sữa chua cũng cung cấp nhiều men vi sinh cho trẻ nhỏ để cải thiện nhanh chóng tình trạng rối loạn đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trẻ tiêu chảy uống sữa được không thì vẫn có thể bổ sung để tăng cường dinh dưỡng nếu bé không bị dị ứng với men lactose trong sữa bò.
Khoai tây: Khoai tây vừa giàu tinh bột vừa chứa nhiều chất xơ hòa tan, đặc biệt còn an toàn đối với đường ruột của trẻ khi bị tiêu chảy. Không chỉ vậy, khoai tây còn chế biến được thành nhiều món ngon miệng như luộc, nướng, nấu súp hoặc canh.
Chuối: Chuối là thực phẩm không thể bỏ qua cho câu hỏi bé tiêu chảy nên ăn gì, bởi loại quả này sẽ giúp cung cấp điện giải, khôi phục lại những lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, ngoài ra còn chứa nhiều dưỡng chất có ích cho cơ thể.
3. Phụ nữ có bầu bị tiêu chảy nên ăn gì an toàn sức khỏe?
Bà bầu bị tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé, vì thế hãy nhanh chóng hỗ trợ khắc phục triệu chứng bằng cách xây dựng một chế độ ăn uống sao cho phù hợp:
Áp dụng chế độ ăn BRAT: Có nghĩa là Bananas, Rice, Applesauce and Toast (chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng) bởi đây đều là những thực phẩm lành tính, có khả năng hạn chế tình trạng tiêu chảy, điều hòa lại hệ thống cơ quan tiêu hóa đang hoạt động không ổn định ở phụ nữ mang thai.
Cà rốt: Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì đừng quên bổ sung cà rốt, do loại củ này chứa chất xơ pectin làm tăng trọng lượng của phân, tạo điều kiện cho lợi khuẩn hoạt động, ngoài ra còn cung cấp cho bà bầu các khoáng chất cùng vitamin A, B6, K1…
Sữa chua không đường: Sữa chua không đường là thực phẩm tiếp theo giải đáp câu hỏi mang bầu tiêu chảy nên ăn gì, nhờ các probiotics sẽ hỗ trợ diệt khuẩn, ổn định niêm mạc đường ruột, kích thích hệ tiêu hóa và ngăn ngừa đi ngoài.
Bổ sung nước và điện giải: Bà bầu tiêu chảy nên uống gì thì cần bổ sung thêm nước lọc, trà gừng, mật ong pha nước ấm để tránh mất nước gây mệt mỏi.
Khi bị tiêu chảy không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Bên cạnh việc tìm hiểu về vấn đề bị tiêu chảy ăn gì, bạn cũng đồng thời phải nắm được người lớn và trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì để tránh bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn trước, cụ thể là:
Tiêu chảy không nên ăn gì - Thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo
Các món ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn là nhóm thực phẩm “kiêng ky.” đối với người đang bị tiêu chảy. Với lượng dầu mỡ và chất béo quá nhiều sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, gây áp lực lên hệ tiêu hóa vốn đang gặp vấn đề bất thường và hậu quả là khiến cho các triệu chứng bệnh tiêu chảy ngày càng nặng nề hơn.
Khi bị tiêu chảy không nên ăn thực phẩm không bảo đảm vệ sinh
Người bệnh tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em bị tiêu chảy không nên ăn gì phải tuyệt đối tránh xa những loại thực phẩm tái, sống, không được chế biến chín kỹ như hải sản sống, rau sống, gỏi, lòng lợn tiết canh, nem chua… Chúng không chỉ khiến hiện tượng tiêu chảy kéo dài mà thậm chí còn mang vào cơ thể thêm nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sán… gây bệnh.
Người bị tiêu chảy nên kiêng các chế phẩm từ sữa
Nếu như sữa chua có lợi cho đường ruột và giúp hạn chế tiêu chảy thì ngược lại những sản phẩm khác từ sữa bao gồm bơ, pho mát, kem… lại được khuyến cáo hạn chế sử dụng. Lý do bởi chúng sẽ là nguyên nhân gây kích ứng đường ruột, đầy bụng khó tiêu, buồn nôn và làm cho tình trạng tiêu chảy ngày càng nghiêm trọng.
Trẻ tiêu chảy không nên ăn gì - Thực phẩm nhiều đường và chất ngọt nhân tạo
Các loại đường khi được nạp vào cơ thể, đi vào đại tràng sẽ gây ảnh hưởng tới những vi khuẩn đang ở trong tình trạng nhạy cảm, lấy nước từ tế bào vào ruột gây ra tiêu chảy nặng. Ngoài ra, những loại đồ ăn chứa chất làm ngọt nhân tạo như bánh kẹo, nước ngọt, mứt, siro… cũng gây đầy hơi, bụng khó chịu và tăng triệu chứng tiêu chảy đi ngoài.
Bị tiêu chảy không nên ăn gì - Các loại rau củ quả dễ gây đầy hơi
Những người đang bị tiêu chảy hãy lưu ý tránh các loại rau củ bao gồm súp lơ xanh, bắp cải, hành tây, đậu và những loại trái cây như lê, đào, mận, hoa quả sấy khô… do chúng chính là nguyên nhân làm nhu động ruột thêm rối loạn, đầy bụng, sinh khí trong đường ruột làm trầm trọng thêm bệnh tiêu chảy.
Khi bị tiêu chảy không nên ăn gì - Bia rượu và cà phê
Rượu bia, các loại đồ uống có cồn, caffein… vốn không tốt cho sức khỏe, đối với người mắc tiêu chảy lại càng làm kích thích đường ruột, thậm chí là khiến người bệnh tiểu tiện nhiều hơn nên nhanh chóng bị mất nước, mệt mỏi.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi người bị tiêu chảy cấp nên ăn gì, bà bầu và trẻ em tiêu chảy nên ăn gì được chia sẻ từ các chuyên gia. Hy vọng rằng qua đó sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp, hỗ trợ điều trị bệnh cho bản thân mình và người thân trong gia đình nếu chẳng may bị mắc chứng tiêu chảy