Bị tiêu chảy uống nước dừa được không? giải đáp từ chuyên gia

Tiêu chảy là một tình trạng rối loạn tiêu hóa mà hầu hết chúng ta đều có thể gặp phải trong đời. Tiêu chảy uống nước dừa được không, tiêu chảy có nên uống nước dừa, bị tiêu chảy uống gì cho mau khỏi là băn khoăn của nhiều người bệnh cũng như các gia đình có trẻ nhỏ thường gặp rối loạn này. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các anh chị hiểu được phần nào về cách chăm sóc người bị tiêu chảy cũng như giải đáp thắc mắc tiêu chảy có nên uống nước dừa hay không.

Tiêu chảy uống nước dừa được không?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho việc bé bị tiêu chảy uống nước dừa được không chúng ta cần hiểu rõ tiêu chảy là gì? Tiêu chảy là tình trạng người bệnh bị đi phân lỏng hoặc phân nước từ 3 lần/ngày trở lên, đây là một rối loạn tiêu hóa phổ biến thường gặp cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân tiêu chảy phần lớn là do Rotavirus. Bên cạnh đó bệnh cũng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác như bị nhiễm khuẩn đường ruột, điều kiện vệ sinh cá nhân, không gian xung quanh kém, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Một số trường hợp tiêu chảy khác có thể xuất hiện khi cơ thể không thể hấp thu, dung nạp được các loại đường bổ sung hàng ngày hoặc do ngộ độc thực phẩm gây nên. 

Các biểu hiện thường thấy khi người bệnh bị tiêu chảy bao gồm:

  • Xuất hiện tình trạng đầy bụng, sôi bụng.

  • Tần suất đi vệ sinh tăng lên bất thường.

  • Thay đổi tính chất phân: ban đầu phân hơi lỏng sau đó toàn nước. 

  • Khi tình trạng nặng hơn có thể xuất hiện biểu hiện buồn nôn, nôn ra thức ăn, ra nước trong hoặc màu vàng nhạt.

  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi, da khô, hốc hác, luôn có cảm giác khát nước, nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng mạch đập nhanh, hạ huyết áp, chân tay lạnh dễ dẫn đến tử vong.

Tiêu chảy có thể xuất hiện từ vài ngày đến một tuần, việc xử lý chăm sóc đúng cách sẽ giúp nhanh chóng khỏi bệnh, không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Một trong những điểm quan trọng cần lưu ý trong khi chăm sóc người bị tiêu chảy đó là bù nước và chất điện giải cho cơ thể. Hiện nay rất nhiều gia đình truyền tay nhau kinh nghiệm sử dụng nước dừa, liệu điều này có đúng, người bị tiêu chảy có nên uống nước dừa hay không?

Tiêu chảy uống nước dừa được không? Câu trả lời là có. Khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ bị mất nước và chất điện giải rất nhiều qua quá trình nôn, thải phân. Nước dừa được coi là một dung dịch đẳng trương, là một trong những loại nước giàu chất điện giải và khoáng chất giúp cơ thể cân bằng nước. Hơn nữa nước dừa rất lành, không chứa độc tố có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ và người cao tuổi. 

Xem thêm: Khi bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bị tiêu chảy có nên uống nước dừa không? Trong thành phần của nước dừa có chứa hàm lượng khá lớn axit lauric, chất này khi đi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành monolaurin có khả năng kháng khuẩn, chống ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa, hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả. Bên cạnh đó bổ sung nước dừa trong giai đoạn này còn giúp loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể, bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn.

Tiêu chảy uống nước dừa được không?

Trẻ bị tiêu chảy uống nước dừa được không? Bổ sung nước dừa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh chóng khỏe lại sau khi bị tiêu chảy. Hàm lượng kali trong nước dừa khá lớn, khi hấp thu vào cơ thể sẽ giúp cơ bắp, hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ miễn dịch được nâng cao. Bên cạnh đó nước dừa cũng bổ sung thêm nhiều dưỡng chất quan trọng tăng cường sức đề kháng như là sắt, Chloride, magie, canxi, natri, photpho,...

Tiêu chảy có nên uống nước dừa, tuy nhiên lượng nước dừa mỗi lần sử dụng không quá nhiều mỗi ngày tổng lượng nước dừa bổ sung là 1 quả và cách nhau 2 đến 3 giờ mới sử dụng 1 lần. Người bệnh cũng không nên sử dụng nước dừa khi cơ thể đang đói dễ gây nên tình trạng ớn lạnh, tốt nhất là nên uống cách bữa ăn 1 tiếng và hạn chế tối đa việc sử dụng vào buổi tối.

Tiêu chảy có nên uống nước dừa tuy nhiên cần lưu ý với các trường hợp phụ nữ đang mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Một số người bệnh bị thận mãn tính, chậm tiêu, lạnh chân tay hay gặp các vấn đề về huyết áp không được khuyến cáo sử dụng nước dừa khi đang bị tiêu chảy.

Bị tiêu chảy nên uống gì?

Bên cạnh nỗi băn khoăn về việc tiêu chảy có nên uống nước dừa thì rất nhiều gia đình cũng lo lắng bị tiêu chảy nên uống gì nhanh khỏi. Ngoài nước dừa thì bạn có thể bổ sung nhiều hơn 5 loại nước dưới đây cho người bị tiêu chảy:

Nước lọc

Nước lọc là thức uống không thể thiếu hàng ngày và càng quan trọng hơn khi chúng ta bị tiêu chảy. Bổ sung nước lọc đầy đủ 2 đến 3 lít sẽ giúp cơ thể giảm tình trạng khát nước, cân bằng lượng nước trong cơ thể. Bạn cũng thể thay nước lọc bằng nước khoáng để bổ sung thêm chất điện giải trong mỗi lần sử dụng. Lưu ý khi uống nước bạn nên uống từng ngụm nhỏ, uống từ từ và nên chia thành 8 lần uống mỗi ngày.

Nước Oresol

Bổ sung chất điện giải khi cơ thể bị tiêu chảy liên tục là điều vô cùng cần thiết và Oresol là một phương án tốt cho bài toán này. Trên bao bì mỗi gói Oresol đã có ghi sẵn lượng nước pha cho mỗi gói và bạn cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Lưu ý cần sử dụng nước đun sôi để nguội pha Oresol và sử dụng ngay sau khi pha, không nên để quá lâu. 

Bị tiêu chảy nên uống gì

Trà gừng

Trà gừng là thức uống rất tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể với khả năng kháng khuẩn, chống viêm và tính ấm giúp giảm tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy. Hiện nay bạn có thể mua sẵn các gói trà gừng tại các hiệu thuốc sử dụng trong ngày. Hoặc bạn có thể sử dụng gừng tươi, đem rửa thật sạch sau đó giã nát pha cùng nước ấm để sử dụng 2 lần mỗi ngày.

Nước cháo

Bên cạnh tiêu chảy có nên uống nước dừa thì nước cháo cũng là thực phẩm rất tốt được nhiều người sử dụng. Nước cháo vừa bổ sung lượng nước cho cơ thể vừa giúp bổ sung tinh bột. Lưu ý khi dùng nước cháo, bạn không nên sử dụng đường, muối quá nhiều tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng một chút muối.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một trong những thức uống giúp giảm tình trạng viêm đường ruột, tiêu chảy tốt. Các túi trà được đóng sẵn chỉ cần pha cùng nước là có thể sử dụng và giá thành khá rẻ do vậy được nhiều người ưa chuộng, tin dùng.

Chăm sóc và xử lý khi bị tiêu chảy

Thực tế hầu hết các trường hợp bị tiêu chảy đều ở mức độ nhẹ, chỉ cần chăm sóc đúng cách tại nhà người bệnh có thể tự khỏi mà không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc bù nước và chất điện giải bằng các phương pháp đã liệt kê ở trên thì bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau khi chăm sóc người bị tiêu chảy. Cụ thể:

- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Người bị tiêu chảy thường có cảm giác chán ăn, buồn nôn và nôn tuy nhiên vẫn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, không được bỏ bữa. Tuy nhiên, khẩu phần ăn bạn nên thay bằng các thực phẩm dễ tiêu hóa. Đặc biệt với trẻ nhỏ bạn có thể nấu loãng cháo thịt băm, súp để trẻ dễ ăn và hấp thu.

Chăm sóc và xử lý khi bị tiêu chảy

- Không nên sử dụng thực phẩm cay mặn, nhiều dầu mỡ hay các loại sữa nhiều lactose,...

- Trong giai đoạn này không nên dùng các nước ngọt có gas, nước ép táo, mận,...

- Sau 2 đến 3 ngày chăm sóc tại nhà nếu tình trạng tiêu chảy không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nặng hơn với các dấu hiệu như nôn nhiều, sốt, đi ngoài ra máu,... người bệnh cần được sớm đưa đến các cơ sở y tế để khám và có hướng xử lý kịp thời.

- Tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào đặc biệt là thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Tiêu chảy có thể tái xuất hiện tại nhiều thời điểm trong cuộc đời mỗi người do vậy mà bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy thường xuyên. Một số biện pháp bảo vệ cơ thể ngừa tiêu chảy có thể kể đến như: 

- Vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ:

  • Rửa tay sạch sẽ thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không đại tiện bừa bãi, không đổ chất thải bừa bãi ra ao, sông, hồ,...

  • Không sử dụng phân tươi bón trực tiếp cho các loại rau, cây trồng.

- Vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không sử dụng trực tiếp các loại nước lã, nước mưa.

  • Rửa tay sạch sẽ trước và trong khi chế biến thức ăn.

  • Không nên sử dụng các món ăn tươi sống như nộm, gỏi,...

  • Bảo quản thức ăn thừa mỗi ngày tại nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh, không sử dụng lại khi có dấu hiệu bị hỏng. 

  • Nước sinh hoạt, nấu ăn phải là nguồn nước an toàn, được bảo vệ sạch sẽ. Tuyệt đối không sử dụng nước từ ao, hồ, sông, suối không đảm bảo an toàn. 

Tiêu chảy có nên uống nước dừa không, hy vọng qua bài viết mà chuyên gia Hưng Thịnh Clinic tư vấn này đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc trên. Đồng thời qua bài viết chúng tôi cũng mong muốn chia sẻ những cách chăm sóc cũng như cách phòng ngừa tình trạng tiêu chảy tại nhà hiệu quả. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin bổ ích tới bạn đọc.

Bị tiêu chảy uống nước dừa được không? giải đáp từ chuyên gia
Đánh giá: 8.7 / 10 ( 17 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 10-02-2022