Sự phát triển của thai nhi tuần 32 cụ thể như thế nào
- Tác giả:  Hải Yến
- Tham vấn y khoa:  BS. Trần Thị Thành
Bất kỳ bà bầu nào cũng mong muốn được tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, đặc biệt là những người mới mang thai lần đầu tiên. Trong số đó, thai nhi 32 tuần đã có bước phát triển vượt trội và cơ thể người mẹ cũng sẽ thay đổi rất nhiều. Để nắm rõ hơn về sự phát triển của thai nhi tuần 32, hãy cùng chúng tôi theo dõi những thông tin chia sẻ bởi các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh ngay trong bài viết dưới đây.
Thai nhi là gì? Sự phát triển của thai nhi tuần 32 cụ thể như thế nào?
Mang thai và làm mẹ luôn mang ý nghĩa vô cùng to lớn, là một cuộc hành trình đầy kỳ diệu đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Quá trình mang thai, hay cụ thể hơn là quá trình từ thời điểm nữ giới thụ thai cho tới khi em bé chào đời trung bình sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần. Ban đầu bạn nhỏ của các mẹ chỉ có kích thước bằng một hạt anh túc, nhưng dần dần theo thời gian thai nhi sẽ phát triển hoàn thiện để chuẩn bị chào đón thế giới bên ngoài.
Liệu mẹ bầu đã bao giờ thử tưởng tượng xem về sự phát triển của thai nhi tuần 32 sẽ như thế nào hay chưa? Theo các chuyên gia Sản phụ khoa Phòng khám Hưng Thịnh, thai nhi 32 tuần (tháng thứ 8 của thai kỳ) gần như đã phát triển đầy đủ các bộ phận và đang tiếp tục trong quá trình hoàn thiện cơ thể. Dựa trên bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi, thai nhi ở tuần thứ 32 sẽ có trọng lượng khoảng 1,8 kg và độ dài chừng 42 - 43 cm.
Trong thời gian này, khối lượng của thai nhi dần tăng trưởng nhanh khiến bé khó quẫy đạp mạnh bởi không gian trong bụng mẹ đã trở nên chật chội hơn nhiều. Mẹ bầu có thể sẽ tăng khoảng 0,5 kg mỗi tuần, nhưng 1/2 số cân nặng đó thực tế sẽ lại được dành cho con yêu.
Ở tuần thứ 32, em bé không còn nhăn nheo như những tháng trước đó, phần khung xương cũng bắt đầu trở nên cứng cáp hơn để tiếp tục phát triển toàn diện cho tới khi ra đời và trải qua thời niên thiếu. Lớp lông mềm (lông tơ) bao phủ làn da của bé trong thời gian qua rụng dần, những đường nét lông mi, lông mày trên gương mặt hình thành rõ rệt hơn. Thông qua hình ảnh siêu âm thai nhi 32 tuần tuổi có thể nhìn thấy bé mọc tóc thật, móng tay và móng chân cũng đã xuất hiện.
Đặc biệt, thai nhi 32 tuần có sự phát triển nhanh chóng về chức năng của mắt giúp bé tập trung được vào các vật thể lớn với khoảng cách không quá xa, và cứ duy trì như vậy đến lúc ra đời. Bé sẽ thực hiện các hoạt động như nhấp nháy mắt, nheo mắt, nhắm mở mắt, luyện tập điều tiết mắt để tránh đi nếu trường hợp có ánh sáng mạnh chiếu qua bụng mẹ.
Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi ở thời điểm tháng thứ 8 trong thai kỳ còn là giai đoạn bé đang tập thở. Theo đó, nếu mẹ bầu quan sát kỹ phần bụng sẽ thấy có nhịp lên xuống, đây cũng chính là nhịp hô hấp của bé yêu nhà mình. Tuy nhiên, chức năng hoạt động của phổi lúc này lại chưa hoàn thiện mà phải đến tuần thứ 34 phổi mới trưởng thành.
Một số thay đổi thường gặp ở bà bầu khi thai nhi 32 tuần tuổi
Như chúng tôi đã chia sẻ, ngoài sự phát triển của thai nhi theo tuần 32 đã rõ rệt hơn thì giai đoạn này cơ thể, tâm sinh lý của người mẹ cũng sẽ thay đổi một cách đáng kể. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến khi bà bầu mang thai ở tháng thứ 8 mà chị em phụ nữ có thể tham khảo và nắm bắt:
Sự phát triển của thai nhi khiến mẹ vận động khó khăn hơn
Các chuyên gia cho biết, những sự phát triển của thai nhi tuần 32 về kích thước và trọng lượng đã làm cho bụng mẹ ngày càng to lên đáng kể, dẫn đến việc di chuyển và thực hiện các hoạt động thường ngày gặp nhiều trở ngại. Dáng đi của thai phụ lúc này trở nên nặng nề, lạch bạch và lắc lư nhiều, thậm chí là phải chú ý cẩn thận bởi bà bầu khi di chuyển rất dễ bị va phải những đồ vật nằm xung quanh.
Không chỉ vậy, giai đoạn mang thai 32 tuần các khớp xương và hệ thống dây chằng ở vùng xương chậu bị nới lỏng hơn bình thường khiến mẹ bầu đi đứng hay vận động đều có cảm giác không được vững chãi. Việc thai phụ muốn ngồi hay nằm ngủ một cách thoải mái cũng đã trở thành một “thử thách” vô cùng to lớn.
Xuất hiện cảm giác khó thở và những cơn ợ nóng
Sự phát triển của thai nhi qua các tuần đặc biệt là ở tháng thứ 8 của thai kỳ đè lên dạ dày của mẹ, đồng thời phổi và cơ hoành mẹ bầu cũng bị o ép, căng tức. Đây chính là nguyên nhân của các cơn ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu và đôi khi kèm theo cả khó thở xảy ra đối với thai phụ. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ có thể xây dựng chế độ ăn uống trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, kê gối cao hơn khi nằm và cố gắng để ngồi thẳng lưng.
Những thay đổi khác trên cơ thể bà bầu 32 tuần
Tùy theo thể trạng và sức khỏe của mỗi người mà các biểu hiện khi mang thai tháng thứ 8 cũng sẽ không hoàn toàn giống nhau. Mặc dù vậy, nhìn chung thì sự phát triển của thai nhi qua từng tuần còn làm bà bầu có thể gặp phải những dấu hiệu phổ biến như dưới đây:
Các ngón tay, cả bàn tay, cổ tay hoặc chân có cảm giác tê bì, đau nhức khó chịu.
Đau lưng thường xuyên hơn, tuy nhiên cần cẩn trọng nếu thấy mức độ đau dữ dội bởi đây có thể là một trong các triệu chứng cảnh báo tình trạng sinh non.
Nhũ hoa sẫm màu và phát triển to hơn, khí hư ra nhiều, nhưng nếu trường hợp huyết trắng biến đổi bất thường về màu và mùi thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Bà bầu thay đổi tâm lý cũng là biểu hiện sự phát triển của thai nhi theo tuần
Khi thai nhi 32 tuần có nghĩa là chỉ khoảng trên dưới 2 tháng nữa mẹ sẽ được chào đón em bé của mình ra đời. Chính vì thế, phần lớn bà bầu khi đến thời điểm này sẽ bị mất ngủ, tâm lý nhạy cảm buồn vui thất thường, nhất là những người mới mang thai lần đầu tiên thì lại càng cảm thấy lo lắng nhiều hơn. Tuy vậy, bà bầu hãy cố gắng điều chỉnh cảm xúc của mình, đồng thời người thân cũng nên chia sẻ và động viên thai phụ để không làm những nỗi âu lo quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.
Bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về sự phát triển của thai nhi tuần 32 từ các chuyên gia Hưng Thịnh Clinic, hy vọng đã mang lại cho chị em phụ nữ nhiều kinh nghiệm bổ ích. Có thể thấy rằng, thai nhi 32 tuần đã ghi nhận hàng loại sự thay đổi lớn đối với cả em bé và người mẹ, do đó việc nắm vững về kiến thức thai kỳ sẽ giúp bà bầu có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi con yêu chào đời. Nếu còn bất cứ thắc mắc, câu hỏi nào khác liên quan bạn đọc có thể gọi trực tiếp số hotline 0366 655 466 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí