Sảy thai là gì? Nên ăn gì và kiêng gì thì tốt cho sức khỏe
- Tác giả:  Hải Yến
- Tham vấn y khoa:  BS. Trần Thị Thành
Chăm sóc sau khi sảy thai không chỉ đơn giản là giúp chị em bình phục sức khỏe mà còn có phải đảm bảo thể chất của nữ giới trong lần sinh nở tới. Sảy thai ăn gì, sảy thai cần kiêng những gì, sảy thai kiêng nước lạnh bao lâu hay sảy thai nên ăn hoa quả gì, sảy thai ăn sầu riêng được không là những nỗi băn khoăn của nhiều chị em khi sảy thai lần đầu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với chị em các nhóm thực phẩm sảy thai xong nên ăn gì và kiêng gì cũng như giải đáp tất cả các thắc mắc phía trên.
Sảy thai là gì
Sảy thai hay sẩy thai, hư thai là hiện tượng bào thai bị chết xảy ra nhiều nhất trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Đây là biến chứng thường gặp nhất ở giai đoạn đầu của thai nghén. Theo thống kê trong số các bà mẹ đã biết mình mang thai tỷ lệ sảy thai là từ 10 đến 15% trong đó có đến 80% các ca sảy thai diễn ra trước tuần thứ 12 tức là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Sảy thai có 2 loại là sảy thai tự nhiên và sảy thai liên tiếp. Khoảng 5% chị em phụ nữ có khả năng sảy thai liên tục 2 lần. Trường hợp sảy thai tự nhiên 3 lần liên tiếp được gọi là sảy thai liên tiếp. Ở những phụ nữ bị sảy thai liên tiếp nguy cơ sinh non cao hơn 20% so với người bình thường và tỷ lệ trẻ sơ sinh sống sót khoảng 50%. Tuy nhiên rất ít cặp vợ chồng gặp phải tình trạng này.
Sảy thai có nhiều hình thái như:
- Dọa sảy thai: Xuất hiện tình trạng xuất huyết hoặc chuột rút cảnh báo khả năng sảy thai nhưng phôi thai vẫn còn sống và chưa bị bong ra khỏi lớp niêm mạc tử cung.
- Sảy thai không hoàn toàn:Sảy thai không hoàn toàn là hiện tượng các phần của phôi thai bị đẩy ra ngoài cơ thể dần dần nhưng một phần của thai vẫn còn sót lại trong tử cung, thường là nhau thai.
- Sảy thai hoàn toàn: Phôi thai được đẩy hẳn ra khỏi cơ thể người mẹ trong một lần.
- Sảy thai ngoài tử cung: Sảy thai ngoài tử cung có nguyên nhân từ việc chửa ngoài tử cung, trứng và tinh trùng thụ thai và làm tổ ở ống dẫn trứng. Trường hợp này dù không sảy thai thì mẹ vẫn cần được các bác sĩ can thiệp loại bỏ thai sớm để không gây nguy hại đến tính mạng.
- Sảy thai băng huyết: Phần thai thập thò ở cổ tử cung hoặc âm đạo, nếu nhập viện muộn mẹ có triệu chứng mất máu và choáng.
- Sảy thai nhiễm khuẩn: Thai phụ chảy máu âm đạo và bị nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm trùng nội mạc, phúc mạc, nhiễm trùng huyết,... có nguy cơ tử vong cao.
- Bất cứ thai phụ nào cũng có nguy cơ bị sảy thai, đặc biệt là trong các trường hợp:
- Độ tuổi mang thai lớn: Mang thai sau tuổi 35 sẽ khiến mẹ có khả năng bị sảy thai cao hơn. Mang thai sau tuổi 35 phụ nữ có 20 đến 35% khả năng bị sảy thai và con số này sẽ tăng lên 50% khi mang thai sau 45 tuổi.
- Thai phụ quá gầy hoặc quá béo cũng có nguy cơ sảy thai cao.
- Nếu mẹ thường xuyên sử dụng rượu bia, cafe, thuốc lá thì tỷ lệ sảy thai trong 3 tháng đầu sẽ rất cao.
- Người có tiền sử từng sảy thai có nguy cơ tiếp tục sảy thai ở lần tiếp theo.
- Chế độ ăn uống của người mẹ khôn đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi cũng là yếu tố tăng nguy cơ sảy thai.
Nguyên nhân sảy thai ra cục thịt 3 tháng đầu:
- Nguyên nhân do nhiễm sắc thể: 50% nguyên nhân sảy thai 3 tháng đầu là do các vấn đề về nhiễm sắc thể. Thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể trong quá trình tạo phôi khiến khôi không thể phát triển gây sảy thai.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể điển hình là sự giảm hàm lượng hormone progesterone khiến nhau thai không bám được vào thành tử cung, gây sảy thai.
- Nguyên nhân sảy thai 3 tháng đầu do bệnh lý: Người mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như rubella, sốt rét, HIV, viêm âm đạo hoặc mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp cũng làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Sảy thai do bị tác động mạnh như tai nạn, ngã từ trên cao, bị va chạm mạnh phần bụng,...hoặc do đi giày cao gót thường xuyên.
- Sảy thai do tai biến khi chọc ống hút nước ối.
Hầu hết các chị em sẽ xuất hiện dấu hiệu sảy thai như đau bụng, chảy máu âm đạo, ngực hết căng, không còn cảm giác buồn nôn. Để kiểm tra việc xảy thai hay không cần kiểm tra để xem cổ tử cung mở hay đóng, nồng độ hCG và tiến hành siêu âm thai.
Sảy thai không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của của người mẹ mà còn tác động xấu đến tâm lý, tinh thần của người mẹ. Thai càng to thì việc sảy thai càng nguy hiểm đặc biệt là sảy thai ở tháng thứ 5 trở đi, sảy thai 3 tháng cuối. Do đó việc chăm sóc sức khỏe sau khi sảy thai cần đặc biệt được lưu tâm. Sảy thai ăn gì và sảy thai cần kiêng những gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.
Sảy thai xong nên ăn gì
Theo các thống kê cho thấy có 85% các bà mẹ đã từng bị sảy thai có thể mang thai lại thành công. Điều quan trọng là sau khi sảy thai bạn cần được bồi bổ cơ thể thật tốt và hỗ trợ về mặt tinh thần để nhanh chóng trở lại trạng thái cơ thể tốt nhất sau đó mới tiếp tục mang thai. Sảy thai ăn gì, hãy cùng tham khảo những loại thực phẩm dưới đây:
Sảy thai ăn gì cho tốt - Thực phẩm cung cấp canxi
Trong quá trình mang thai canxi được cung cấp vào cơ thể mẹ sẽ được chuyển qua thai nhi để hình thành nên xương, răng, cũng như cung cấp dinh dưỡng để mẹ đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Sau khi sảy thai, lượng canxi trong cơ thể mẹ sẽ bị thiếu hụt trầm trọng cần có biện pháp đáp ứng kịp thời.
Sữa, váng sữa hay sữa chua là những thực phẩm bổ sung canxi dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt trong sữa có chứa rất nhiều dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung hàng ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó còn có đậu phụ, các loại đậu, các loại rau xanh, hạnh nhân, hạt chia, vừng,...Sảy thai xong ăn gì hãy thường xuyên bổ sung sữa và thực phẩm giàu canxi cho mẹ nhé.
Thực phẩm cung cấp sắt
Sảy thai xong ăn gì thì không thể thiếu các thực phẩm bổ sung sắt. Sau khi sảy thai cơ thể phụ nữ thường yếu ớt, mệt mỏi, da nhợt nhạt. Điều này có liên quan đến việc bị mất máu quá nhiều khi sảy thai khiến cơ thể suy giảm một phần làm lượng sắt, thiếu máu. Việc thiếu máu sau sảy thai nếu không được bổ sung đầy đủ sẽ gây nên tình trạng sinh non, sảy thai liên tiếp hoặc trọng lượng thai nhi nhỏ. Do vậy việc bổ sung sắt sau khi sảy thai là rất quan trọng.
Các thực phẩm giàu sắt heme giúp chị em dễ hấp thu hơn mà thịt nạc lại là thực phẩm chứa lượng sắt heme rất lớn. Do vậy sảy thai ăn gì, hãy thường xuyên bổ sung cho mẹ các loại thịt nạc heo, thịt nạc gà, thịt nạc bò, thịt cừu trong các bữa ăn thường ngày. Thịt nạc luộc và hấp sẽ giúp giữ được nhiều dưỡng chất hơn so với việc chiên xào. Tuy nhiên, bạn cũng nên thay đổi cách chế biến để bữa ăn trở nên hấp dẫn, mẹ sẽ ăn ngon miệng hơn nhé.
Các thực phẩm giàu sắt khác có thể kể đến như đậu lăng, bí ngô, súp lơ, các loại rau lá xanh đậm, nho khô, quả chà là, rau bina,...
Thực phẩm cung cấp magie
Magie là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự biến dưỡng của canxi, photpho, natri, kali, các vitamin nhóm B. Bổ sung đầy đủ magie giúp chống lại sự suy nhược cơ thể, magie đóng vai trò như 1 chất an thần chống mệt mỏi, stress. Điều này rất tốt cho cho các chị em khi tâm lý đang có sự bất ổn sau khi sảy thai. Sau sảy thai ăn gì hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu magie cho mẹ nhé.
Những thực phẩm giàu Magie cho phụ nữ sau sảy thai có thể kể đến như:
- Các loại hạt như: hạnh nhân, hạt điều, ngũ cốc nguyên hạt, ..
- Các loại đậu
- Rau lá xanh đậm
- Các sản phẩm bơ sữa
Rau củ quả
Dù ở bất cứ giai đoạn nào việc bổ sung rau xanh và trái cây cũng rất cần thiết đặc biệt là với chị em mới vừa sảy thai. Sảy thai xong ăn gì thì không thể thiếu nhóm rau củ quả. Rau củ quả cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất cao nhanh chóng bù đắp những thiếu hụt dinh dưỡng gây ra sau khi bị sảy thai. Đặc biệt là hàm lượng vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt non heme tốt hơn.
Sảy thai nên ăn hoa quả gì? Mỗi loại hoa quả sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất khác nhau và chúng đều lành tính, an toàn cho sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh. Các loại hoa quả nên bổ sung sau khi sảy thai bao gồm: đu đủ, dâu, táo, nho, chuối, các hoa quả có múi như cam, quýt, bưởi,...
Rau củ quả có thể sử dụng trực tiếp hoặc bạn có thể chế biến thành nước ép, sinh tố rau củ quả để thay đổi sử dụng trong mỗi ngày, người bệnh sẽ không bị nhàm chán.
Sảy thai ăn sầu riêng được không? Sầu riêng là loại trái cây có hương vị ngọt, béo ngậy là món ăn khoái khẩu của rất nhiều chị em đặc biệt là với những chị em ở trong khu vực miền Nam. Vậy sảy thai ăn sầu riêng được không thì câu trả lời là có. Hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra rằng việc ăn sầu riêng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu hay các chị em đã bị sảy thai. Do vậy nếu có nhu cầu thèm ăn sầu riêng chị em hãy cứ ăn nhé tuy nhiên vẫn nên giữ việc ăn sầu riêng ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
Sảy thai uống nước gì cho sạch tử cung, sảy thai uống nước dừa được không cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Sau sảy thai chị em không cần kiêng khem quá nhiều về ăn uống do vậy chị em có thể bổ sung nước dừa mà không bị ảnh hưởng. Hơn nữa uống nước dừa còn giúp co bóp nhẹ tử cung đẩy phần dịch thừa còn sót khi sảy thai ra bên ngoài cơ thể giúp sạch tử cung. Sảy thai uống nước dừa được không thì câu trả lời là có tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến cáo chị em nên sử dụng ở mức độ vừa phải không nên uống quá nhiều.
Sảy thai uống nước yến được không? Nước yến có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dồi dào rất tốt cho sức khỏe của chị em khi vừa trải qua việc bị mất máu quá nhiều, cơ thể mệt mỏi khi bị sảy thai. Cho đến thời điểm hiện tại chưa có một nghiên cứu nào khuyến cáo phụ nữ mới sảy thai không nên sử dụng nước yến. Do vậy sảy thai uống nước yến được không thì câu trả lời là có.
Trên đây là những thông tin về thực phẩm “sảy thai ăn gì” mà chị em cần lưu tâm và bổ sung hàng ngày. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sau khi sảy thai sẽ giúp cơ thể nữ giới nhanh chóng trở lại bình thường, giảm bớt thời gian phục hồi, rất nhanh sau đó chị em có thể quan hệ và mang thai trở lại.
Sảy thai cần kiêng những gì
Sảy thai kiêng ăn gì
Sảy thai xong ăn gì chị em không bị kiêng khem quá nhiều, hầu hết là đều có thể sử dụng tuy nhiên cần cân đối mức độ sử dụng. Tuy nhiên vẫn có một số nhóm thực phẩm cần hạn chế trong khẩu phần ăn ở giai đoạn này. Cụ thể:
Đồ lạnh: Sảy thai xong cơ thể nữ giới còn khá yếu ớt do vậy mà việc sử dụng uống nước lạnh hay các đồ ăn lạnh sẽ không tốt cho cơ thể. Tốt nhất sau khi sảy thai thời điểm đầu chị em nên uống nước ấm, hạn chế các món kem, sữa chua để lạnh,...
Đồ ăn có tính hàn hoặc đồ ăn cay nóng: Đa số trong các món hải sản như cua, tôm, mực, cá biển,... đều có tính lạnh. Khi mới sảy thai cơ thể còn yếu, hệ tiêu hóa kém chị em hạn chế sử dụng các thực phẩm này. Bên cạnh đó thực phẩm cay nóng cũng cần tránh tuyệt đối. Với câu hỏi sảy thai có được ăn tôm không thì câu trả lời là chị em không nên ăn tôm khi mới sảy thai. Khi cơ thể hồi phục lại chị em sẽ có thể sử dụng bình thường.
Đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, các đồ ăn đóng hộp: Các thực phẩm này chứa ít dinh dưỡng và nhiều chất béo do vậy khiến chị em nhanh no, ít bổ sung các thực phẩm có lợi gây thiếu dinh dưỡng, tốc độ hồi phục bị giảm sút.
Mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có ga, có cồn và các chất kích thích, thuốc lá.
Các đồ ngọt như bánh kẹo hay nước ngọt cũng không nên sử dụng nhiều trong thời điểm này, cơ thể không có khả năng chuyển hóa tốt làm tăng đường huyết.
Thực phẩm giàu tinh bột cũng nên hạn chế vì sẽ khiến mẹ bị tăng cân. Chỉ nên sắp xếp khẩu phần ăn tinh bột với mức độ vừa phải.
Đậu nành: Các loại đậu rất tốt cho cơ thể nữ giới sau sảy thai nhưng với đậu nành thì chị em nên hạn chế bởi lẽ đậu nành sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ sắt heme, quá trình hồi phục sẽ lâu hơn.
Bên cạnh việc hạn chế các đồ ăn trên thì trong chế độ, khẩu phần ăn sau sảy thai của chị em nên chọn các món được chế biến kỹ, không nên ăn đồ ăn sống hay uống sữa không tiệt trùng.
Kiêng nước lạnh
Từ xa xưa cha ông đã truyền lại rằng một lần sa bằng ba lần đẻ do vậy mà việc chăm sóc cho phụ nữ sau sảy thai rất được quan tâm. Bên cạnh việc ăn uống thì sinh hoạt, hoạt động hàng ngày cũng cần chú ý.
Sảy thai xong bao lâu được tắm gội? Cơ thể quá yếu, sức đề kháng kém thời điểm mới sinh xong là nguyên nhân khiến chị em dễ bị cảm lạnh và trúng gió. Do vậy việc kiêng nước, kiêng gió là rất cần thiết. Trong một vài ngày đầu mới sảy thai chị em chỉ nên dùng khăn ấm để lau người cho sạch sẽ trong phòng kín gió. Sau khoảng 2 ngày chị em có thể tắm bằng nước ấm, tắm nhanh chóng và không nên tắm bồn vi khuẩn dễ xâm nhập ngược lên vùng tổ cung đang bị thương để gây bệnh. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhưng thực hiện nhẹ nhàng, không thụt rửa quá sâu.
Sảy thai kiêng nước lạnh bao lâu? Sau sảy thai chị em nên uống nước ấm và sử dụng tắm giặt tất cả bằng nước ấm cho đến khi cơ thể khỏe hẳn, trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường mới nên sử dụng nước lạnh.
Kiêng vận động mạnh
Vừa sảy thai xong tử cung bị tổn thương, chưa lành hẳn do vậy mà chị em cần hạn chế tối đa làm việc nặng nhọc. Không nên xách đồ nặng, hạn chế đi giày cao gót, không nên leo cầu thang bộ nhiều,...Mới sảy thai chị em có thể đi bộ lại nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông, tâm lý cũng thoải mái hơn. Hạn chế việc phải ngồi xổm hoặc gập bụng sau khi sảy thai.
Kiêng quan hệ tình dục
Cũng giống như việc sinh đẻ, khi chị em sảy thai cũng cần kiêng quan hệ tình dục với bạn đời trong khoảng 1 - 3 tháng. Tùy vào việc sảy thai to hay nhỏ, mức độ nguy hiểm khi sảy thai các bác sĩ sẽ dặn dò thời gian thích hợp để quan hệ tình dục trở lại. Mới sảy thai quan hệ có sao không thì câu trả lời là rất ảnh hưởng, cần tuyệt đối kiêng quan hệ trong thời điểm mới sảy thai.
Sảy thai lần đầu bao lâu có thể mang thai lại?
Đây là thắc mắc của nhiều chị em khi lần đầu gặp phải tình trạng này. Thông thường nếu được điều dưỡng tốt 3 tháng sau khi sảy thai tự nhiên là chị em có thể mang thai trở lại. Trường hợp chị em bị sảy thai ngoài tử cung sẽ cần nhiều thời gian hơn khoảng 4 - 6 tháng. Theo tình trạng của thai phụ khi bị sảy thai các bác sĩ sẽ tư vấn thời gian mang thai lại phù hợp.
Sảy thai là rủi ro không mong muốn trong quá trình mang thai của người mẹ. Bên cạnh việc giữ tâm lý tích cực, tinh thần thoải mái thì chị em cần lưu ý sảy thai ăn gì và sảy thai cần kiêng những gì. Chế độ ăn uống, sinh hoạt đảm bảo sẽ giúp chị em nhanh chóng phục hồi và đảm bảo thể chất tốt nhất cho lần mang thai tiếp theo.
Từ khóa xem thêm: sảy thai thử que có lên 2 vạch không, dấu hiệu sảy thai 8 tuần, sảy thai bao lâu thì trứng rụng, sảy thai nên uống sữa gì, sảy thai 6 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày, sảy thai uống gì cho sạch tử cung, sảy thai 5 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày, sảy thai tuần đầu, sảy thai 8 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày, sảy thai bao lâu thì đặt vòng được, sảy thai khi thai chưa vào tử cung, sảy thai liên tiếp cần làm xét nghiệm gì, sẩy thai máu màu gì, sảy thai mà tượng đến kỳ kinh nguyệt, sảy thai 4 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày, sảy thai 7 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày, sảy thai và những điều cần biết, sảy thai 3 lần có ảnh hưởng gì không, sảy thai dấu hiệu, sảy thai 9 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày, các nguyên nhân sảy thai, sảy thai dưới 5 tuần nghỉ bao nhiêu ngày, sảy thai mấy ngày hết máu, sẩy thai 7 tuần nghỉ bao nhiêu ngày, sảy thai 2 tháng được nghỉ bao nhiêu ngày, sảy thai 3 tháng được nghỉ bao nhiêu ngày, sảy thai 4 tháng, sảy thai dấu hiệu nhận biết, sảy thai 12 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày, sảy thai giai đoạn sớm, sảy thai hóa học là gì, sảy thai hưởng bhxh, sảy thai liên tiếp 2 lần phải làm sao, sảy thai sớm ra cục thịt, sảy thai và cách xử lý, sảy thai xong thử que vẫn lên 2 vạch, sảy thai 5 tháng, dấu hiệu sảy thai 7 tuần, hiện tượng sảy thai 7 tuần, dấu hiệu sảy thai 9 tuần, các nguyên nhân sảy thai 3 tháng đầu, nguyên nhân sảy thai trong 3 tháng đầu, nguyên nhân sảy thai non.