Nổi hạch ở cổ dưới cằm bên trái, bên phải là bệnh gì?
- Tác giả:  Hải Yến
- Tham vấn y khoa:  BS. Lê Văn Điển
Nổi hạch ở cổ là bệnh gì, nổi hạch ở cổ dưới cằm bên trái, phải có sao không là băn khoăn của rất nhiều người. Tình trạng nổi hạch ở cổ lâu ngày không đau hoặc đau ít nhiều được coi như một triệu chứng cảnh báo sức khỏe của chúng ta đang gặp phải một vấn đề bất thường nào đó. Trong bài viết sau, đội ngũ bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giúp bạn đọc có lời giải đáp cụ thể cho câu hỏi nổi hạch ở cổ phải, trái là dấu hiệu bệnh gì, nổi hạch ở cổ có nguy hiểm không cũng như cách xử lý ra sao đảm bảo an toàn hiệu quả.
Nổi hạch ở cổ là bệnh gì?
Thực tế cho thấy, rất nhiều người có thể đều đã từng mắc phải tình trạng nổi hạch ở cổ nhưng lại không rõ nguyên nhân tại sao và cụ thể đây là triệu chứng gì. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, các khối hạch (hay còn được gọi là hạch bạch huyết, lympho) nằm ở cổ chính là một bộ phận thuộc hệ thống tuần hoàn bạch huyết trong cơ thể.
Xét về chức năng, trước tiên hạch bạch huyết đảm nhiệm vai trò sản xuất đồng thời lưu giữ bạch cầu. Đây cũng được coi là một “bộ lọc” với công dụng giữ lại, hỗ trợ tiêu diệt virus, vi khuẩn… khi chúng tấn công cơ thể gây ra các bệnh lý. Thêm vào đó, hạch còn tham gia vào quá trình sản sinh kháng thể giúp cơ thể xử lý những loại mầm bệnh có hại khác.
Tại vùng cổ tồn tại một số lượng tương đối lớn các hạch lympho, bao gồm nhiều nhóm khác nhau như: Hạch dưới cằm, hạch dưới hàm, hạch sau tai, hạch mang tai, hạch vùng chẩm, hạch má… Ở trạng thái bình thường, các hạch vùng cổ sẽ lặn nên không sờ hay nhận thấy được, trái lại trong trường hợp cần thực hiện vai trò chống lại các tác nhân gây bệnh thì chúng mới gia tăng kích thước và sưng to lên.
Dưới đây là một số triệu chứng nổi hạch ở cổ thường gặp giúp mọi người dễ nhận biết nhằm phát hiện từ sớm nếu chẳng may gặp phải:
Khi bị nổi hạch ở cổ, người mắc sẽ cảm nhận được vùng cổ của mình có sự xuất hiện bất thường của một khối nhỏ, sờ vào thấy mềm, dai hoặc cứng chắc, chỉ ở nguyên một chỗ hoặc di động được.
Người bệnh có thể nổi hạch ở cổ nhưng không đau hoặc đau ít nhiều, hạch thường có hình tròn, hình bầu dục, hạch tạo thành chuỗi hay thậm chí là không xác định được chính xác hình dáng của hạch như thế nào.
Khối hạch hình thành một cách đột ngột hoặc kích thước dần dần gia tăng theo thời gian. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà vị trí hạch cổ xuất hiện cũng không giống nhau, ví dụ như nổi hạch ở cổ dưới cằm, nổi hạch ở cổ dưới hàm, nổi hạch ở cổ họng, nổi hạch ở cổ bên phải sau gáy…
Bệnh nổi hạch ở cổ có khả năng gây ra những biểu hiện kèm theo như: Sốt, đau răng, đau họng, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi, sổ mũi, suy nhược sức khỏe…
Hiện tượng nổi hạch ở cổ bên trái, bên phải có nguy cơ xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên các thống kê đã cho thấy nhóm người từ 20 đến 50 tuổi là dễ gặp hơn cả, đặc biệt nữ giới bị nổi hạch ở cổ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới gấp đến 3 lần.
Như chúng tôi đã chia sẻ trước đó, vùng cổ bị nổi hạch bất thường cho thấy cơ thể của bạn đang tồn tại một vấn đề bệnh lý nào đó. Cụ thể, nổi hạch ở cổ là bệnh gì mọi người cần lưu ý thận trọng về 3 nhóm bệnh phổ biến được liệt kê dưới đây:
1. Nổi hạch ở cổ do nhóm các bệnh viêm nhiễm
Đây là nhóm bệnh thường hình thành ở vùng mũi, họng và một số vị trí khác do vi khuẩn, virus xâm nhập tấn công, có thể kể đến những bệnh lý thường gặp bao gồm:
Bệnh viêm họng cấp
Viêm họng cấp là tình trạng niêm mạc phần sau cổ họng bị viêm nhiễm với các triệu chứng điển hình là đau rát họng, nuốt vướng, họng khô ngứa, nổi hạch ở cổ họng bên phải hoặc bên trái. Những trường hợp nặng hơn còn có thể kèm theo mệt mỏi, sốt, buồn nôn, nhức đầu, ăn uống kém, sưng nề vùng cổ, nổi ban đỏ, khó thở…
Bệnh viêm amidan
Biểu hiện nổi hạch ở cổ bên phải ở trẻ em hay người lớn cũng có khả năng cao hình thành do nguyên nhân từ viêm amidan. Bệnh lý này được chia thành hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính, ngoài triệu chứng nổi hạch cổ sưng đau thì người bệnh còn đồng thời thấy nuốt khó, hơi thở có mùi, vướng họng, hốc miệng có chấm trắng hoặc vàng, đau đầu, sốt…
Nổi hạch ở cổ không đau do viêm nướu răng
Tình trạng viêm nướu răng là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu, lúc này nướu sẽ bị kích ứng, đổi màu từ hồng sang đỏ thẫm hoặc tím thẫm kèm theo sưng lớn. Nướu răng bị viêm khiến cho người bệnh đau nhức, khó chịu, nhai khó, khi đánh răng dễ bị chảy máu, một số người còn xuất hiện dấu hiệu nổi hạch ở cổ dưới hàm.
Viêm tuyến nước bọt
Đúng như tên gọi, đây là hiện tượng tuyến nước bọt bị virus, vi khuẩn xâm nhập hoặc dị ứng tự miễn gây ra viêm nhiễm, có khả năng xuất hiện ở rất nhiều độ tuổi khác nhau. Các biểu hiện của bệnh viêm tuyến nước bọt bao gồm: Nổi hạch ở cổ họng gây sưng, đau khi mở miệng và ăn uống, miệng có mùi hôi và mủ, vùng dưới hàm sưng đỏ, sốt, ớn lạnh.
Bệnh lao hạch
Bệnh lao không chỉ hình thành tại phổi mà thực tế bệnh lao hạch cũng tương đối phổ biến, trong đó phải kể đến lao hạch vùng cổ. Khi hạch cổ nhiễm phải trực khuẩn lao sẽ gây ra nổi hạch ở cổ bên trái, phải, ban đầu thường khá mềm nhưng càng về sau đó hạch càng cứng hơn, sưng tấy đỏ khiến bệnh nhân đau nhức, sốt cao, rất dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Nổi hạch ở cổ bên phải, trái do bệnh giang mai
Giang mai nằm trong số các bệnh xã hội rất nguy hiểm, gây nên bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum có hình dạng như lò xo. Vào giai đoạn đầu giang mai thường chỉ gây nổi hạch vùng bẹn của người bệnh, tuy nhiên đến giai đoạn nặng hơn các khối hạch sẽ xuất hiện thêm ở nhiều vị trí khác trên cơ thể bao gồm cả nổi hạch ở cổ lâu ngày.
2. Nổi hạch ở cổ do nhóm các bệnh lý về máu
Khác với tình trạng nổi hạch ở cổ nhưng không đau hoặc chỉ đau ít có thể do viêm nhiễm lành tính vùng mũi họng, bệnh nổi hạch ở cổ gây đau nhức lại có nguy cơ là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh liên quan đến máu, bạch cầu nguy hiểm:
Bệnh bạch cầu cấp gây nổi hạch ở cổ dưới cằm
Bạch cầu cấp (hay thường được biết đến với tên gọi bệnh máu trắng) là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, xảy ra khi những tế bào ác tính chiếm phần lớn so với tế bào bình thường bên trong tủy xương. Bệnh bạch cầu biểu hiện thông qua hiện tượng thiếu máu (nhức đầu chóng mặt, da xanh xao, suy giảm trí nhớ…), xuất huyết ở nhiều vị trí (dưới da, răng nướu, chảy máu mũi, tiểu và đại tiện ra máu, rong kinh…), nổi hạch ở cổ phải hoặc trái, sốt cao…
Bệnh bạch cầu mạn tính thể lympho
Bạch cầu lympho mạn tính có nghĩa là tình trạng những tế bào gốc bình thường bị tăng sinh, phát triển thành các tế bào lympho bất thường mà không có khả năng chống lại nhiễm trùng. Thế nhưng nhiều người mắc bệnh lại không xuất hiện dấu hiệu nhận biết ngay từ sớm, ngược lại nếu có thì bệnh nhân sẽ nhận thấy nổi hạch ở cổ bên phải sau gáy, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, cân nặng sụt giảm, ra nhiều mồ hôi ban đêm, sốt, mệt, đau bụng.
Bệnh hạch Hodgkin
Hạch Hodgkin cũng là một dạng u lympho ác tính, thường gặp ở nhóm người trong độ tuổi từ 20 - 40 và người từ 55 tuổi trở lên. Bệnh lý này khiến cho người bệnh nổi hạch ở cổ không đau, khá rắn nhưng không bị dính vào da, giảm cân mà không rõ nguyên nhân, thường xuyên có cảm giác ngứa, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi kéo dài, sốt từng cơn.
3. Nổi hạch ở cổ dưới cằm cảnh báo bệnh ung thư
Nổi hạch cổ kèm theo đau nhức khó chịu nhiều khả năng bắt nguồn từ bệnh ung thư từ các cơ quan khác nhau trên cơ thể, sau đó dần dần di căn lan sang phần cổ. Điển hình là ung thư vòm họng, ung thư họng, ung thư thanh quản, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú… Nếu không may mắc ung thư, người bệnh thường sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khác gồm: Cơ thể mệt mỏi và suy nhược nhanh chóng, hạch ngày càng cứng và sưng to hơn, sút cân đáng kể, khó thở, ho nhiều, thường xuyên bị sốt và sốt kéo dài…
Nổi hạch ở cổ có nguy hiểm không?
Theo như các thông tin trong phần trước, chúng ta có thể nhận thấy rằng triệu chứng nổi hạch ở cổ bao gồm cả dạng lành tính và ác tính. Chính vì vậy, để giải đáp được câu hỏi nổi hạch ở cổ có nguy hiểm không sẽ cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể của người bệnh.
Giả sử, nếu bạn chỉ bị nổi hạch ở cổ dưới cằm bên trái, phải do các bệnh lý lành tính thì quá trình điều trị cũng không quá phức tạp, thường ít gây ra biến chứng nguy hiểm. Trái lại với đó, những người nổi hạch dạng ác tính phải nhanh chóng được can thiệp xử lý bởi lúc này cơ thể đang xuất hiện những căn bệnh ung thư nguy hại, thậm chí còn đe dọa tính mạng.
Cũng chính bởi điều này mà việc chủ động nhận biết, phân biệt giữa hạch cổ lành tính và ác tính đóng vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể là:
Đối với hạch cổ dạng lành tính: Thường có nguyên nhân do viêm họng cấp, viêm amidan, nhiệt miệng, sưng nướu… gây nổi hạch ở cổ họng bên phải hoặc bên trái, dùng tay chạm vào có thể không đau hoặc đau nhưng không quá mức dữ dội. Hạch cổ lành tính thường mềm, có thể di động được, khi bệnh thuyên giảm và kết thúc thì kích thước của hạch cổ cũng sẽ dần dần nhỏ đi và biến mất sau đó.
Đối với hạch cổ dạng ác tính: Có biểu hiện nổi hạch ở cổ lâu ngày không đau rồi theo thời gian mới đau nhức tùy theo mỗi bệnh lý. Hạch ác tính có thể mọc riêng lẻ hay mọc cùng lúc thành chùm, mọc nhiều hạch khác nhau, sờ vào thấy cứng chắc, nằm ở vị trí cố định, dính chặt với các mô xung quanh nên không di chuyển được. Bạn cần chú ý theo dõi, kiểm tra và đi khám nhanh chóng vì những dấu hiệu này đều cho thấy bệnh ung thư tiềm ẩn bên trong cơ thể.
Cần làm gì khi bị nổi hạch ở cổ dưới cằm bên trái, phải?
Sưng hạch cổ không phải mọi trường hợp đều là lành tính mà còn có nguy cơ cảnh báo những khối u ác tính. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, coi thường hoặc tự ý mua thuốc điều trị nếu nhận thấy đột nhiên nổi hạch ở cổ dưới hàm, cổ họng, đằng sau gáy… kể cả bị đau hay không đau.
Để biết được chính xác hạch cổ bị sưng nguyên nhân do đâu thì cách tốt nhất là người bệnh phải tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, tiến hành các loại xét nghiệm cần thiết. Đặc biệt là những người có biểu hiện hạch cổ sưng to và cứng gây đau nhức kéo dài, đã xuất hiện trên 2 tuần mà không có xu hướng giảm đi, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, sốt thường xuyên, cơ thể suy nhược nhanh chóng…
Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên kết quả thăm khám đã có để chẩn đoán tình trạng, xem xét hạch lành tính hay ác tính và tư vấn phác đồ điều trị nổi hạch ở cổ ra sao cho phù hợp nhất. Nếu như người bệnh chỉ đơn giản mắc bệnh viêm nhiễm lành tính thì phương pháp chữa phổ biến là sử dụng một số loại thuốc giúp kháng khuẩn, kháng virus, giảm đau, kết hợp nghỉ ngơi tại nhà theo đúng cách giúp hồi phục hiệu quả hơn, hạch sẽ sớm biến mất.
Mặt khác, khi các khối hạch là triệu chứng của bệnh ung thư, bệnh về máu ác tính sẽ phải can thiệp điều trị bằng cả thuốc, phẫu thuật ngoại khoa cắt bỏ khối u, phương pháp xạ trị, hóa trị… tùy từng trường hợp cũng như tình trạng hiện tại của bệnh nhân như thế nào. Nhìn chung, điều quan trọng là người bệnh cần đi khám sớm để được phát hiện, chữa trị kịp thời, hạn chế biến chứng rủi ro xảy ra đối với sức khỏe do các bệnh lý gây nổi hạch vùng cổ.
Nổi hạch ở cổ dưới cằm bên trái, phải có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau, bao gồm cả những bệnh lành tính hay thậm chí là nguy cơ mắc ung thư ác tính. Chính vì vậy, dù là mới khởi phát hay đã nổi hạch ở cổ lâu ngày thì người bệnh cũng cần tránh tâm lý chủ quan, thay vào đó nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt để được phát hiện cũng như can thiệp điều trị kịp thời. Chúc mọi người luôn có thật nhiều sức khỏe.
Bài viết liên quan: Nổi hạch ở nách là gì?