Bệnh giang mai là gì? nguyên nhân triệu chứng cách điều trị hiệu quả

Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội lây lan nhanh qua đường quan hệ tình dục. Bệnh không chỉ gây lây nhiễm qua bạn tình mà giang mai còn gây nhiều biến chứng về tim mạch, hệ thần kinh não bộ cũng như tấn công lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vậy bệnh giang mai là gì, nguyên nhân giang mai do đâu, triệu chứng bệnh giang mai ra sao và có những cách nào điều trị giang mai hiệu quả? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn nắm được những thông tin tổng quát nhất về bệnh giang mai. 

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một trong những căn bệnh xã hội thường gặp nhất hiện nay, mức độ nguy hiểm chỉ đứng sau HIV/AIDS. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum 1 gây ra. Kể từ thời điểm xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn này sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng 21 ngày (3 tuần). Thông thường sau 2 đến 4 tuần bị mắc bệnh giang mai cơ thể người sẽ xuất hiện những triệu chứng của giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài đến 3 tháng. 

Báo cáo thống kê của tổ chức y tế thế giới vào tháng 6/ 2020 cho biết số ca nhiễm mới bệnh giang mai tăng 6,3 triệu ca/ 1 năm. Không giống như các bệnh xã hội khác bệnh giang mai có thể diễn biến trong nhiều năm và có khi phải sống với bệnh cả đời. Các biểu hiện của bệnh có thể tự mất kể cả không điều trị hoặc có những giai đoạn giang mai kín không có biểu hiện. Do vậy người bệnh khó phát hiện là bản thân có mắc bệnh giang mai hoặc lầm tưởng đã khỏi bệnh, không chủ động thăm khám và chữa bệnh khiến bệnh biến chứng nặng hơn và lây nhiễm qua các bạn tình.

Bệnh giang mai được coi là căn bệnh xã hội nguy hiểm chỉ sau HIV/AIDS bởi lẽ nó có khả năng phá hủy nội tạng, biến chứng ở não, tim mạch, gây nhiễm trùng, vô sinh, phá hủy toàn bộ cơ thể người bệnh. Ở giai đoạn cuối khi giang mai biến chứng sẽ gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Không chỉ vậy, giang mai sẽ đặc biệt nguy hiểm hơn khi xuất hiện ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, sinh non và khả năng lây nhiễm sang thai nhi, tỷ lệ trẻ tử vong sau sinh cao.

Bệnh giang mai là gì? nguyên nhân triệu chứng cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân bệnh giang mai

Nguyên nhân bệnh giang mai xuất hiện là do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Treponema pallidum là một vi khuẩn cuộn xoắn ốc có kích thước 6 -15 µm và rộng 0,1 - 0,2 µm. Loại xoắn khuẩn này có thể xâm nhập vào vật chủ, di chuyển xuyên qua các màng niêm mạc, xâm nhập qua các vết nứt trên da, tiếp cận máu và huyết tương của vật chủ. Do vậy giang mai thường được lây qua các con đường lây nhiễm sau: 

- Quan hệ tình dục không an toàn nguyên nhân chính gây bệnh giang mai:

Trên 95% số ca bệnh mắc giang mai là do lây nhiễm từ bạn tình qua quan hệ tình dục không áp dụng các biện pháp an toàn. Xoắn khuẩn giang mai sẽ tồn tại trong máu, dịch âm đạo và các săng giang mai cũng thường xuất hiện tại vị trí cơ quan sinh dục, miệng, lưỡi của bệnh vì vậy việc quan hệ không sử dụng bao cao su, quan hệ bằng miệng hay qua hậu môn đều khiến bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, tăng nguy cơ lây nhiễm. Nữ giới là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm giang mai cao hơn, gấp 3 lần so với nam giới.

- Mắc bệnh giang mai qua đường truyền máu:

Dùng chung bơm kim tiêm, nhận truyền máu từ người bệnh giang mai là nguyên nhân lây nhiễm căn bệnh này.

- Lây nhiễm từ mẹ sang con:

Nữ giới khi đang mang thai sẽ có nguy cơ lây nhiễm qua trẻ nhỏ rất cao. Kể cả trong 4  tháng đầu tiên của thai kỳ thì xoắn khuẩn giang mai vẫn có khả năng, xâm nhập vào thai nhi qua nhau thai. Thời điểm sinh nở nếu đẻ thường thì khả năng mắc giang mai ở trẻ sơ sinh rất cao.

- Dùng chung vật dụng cá nhân

Khi dùng chung vật dụng cá nhân của ngước mắc bệnh giang mai có chứa xoắn khuẩn giang mai của người bệnh cũng khiến bạn có khả năng bị lây nhiễm bệnh. 

Triệu chứng bệnh giang mai

Sau 14 đến 28 ngày xâm nhập vào vật chủ giang mai sẽ bắt đầu có những biểu hiện. Các biểu hiện bệnh được chia làm 4 giai đoạn và nó có thể kéo dài đến 20, 30 năm. Biểu hiện bệnh có khi rầm rộ, có lúc lại âm ỉ, không có biểu hiện vì vậy mà nguy cơ lây nhiễm tăng cao và người bệnh dễ bỏ qua thời điểm vàng để điều trị bệnh giang mai. 4 giai đoạn biểu hiện của bệnh giang mai bao gồm: 

  • Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1:

Đặc trưng của giai đoạn đầu của bệnh giang mai là sẽ xuất hiện săng giang mai cứng, tròn và không có cảm giác đau hay ngứa. Săng giang mai có đáy màu đỏ như màu thịt tươi, khá nông, kích thước khoảng 0,5 đến 3cm. Vị trí mọc săng giang mai ở nữ là môi lớn, môi bé và mép âm hộ. Ở nam săng giang mai sẽ mọc ở quy đầu, miệng sáo, bìu hoặc dương vật,...Ngoài ra các vết săng giang mai còn xuất hiện ở môi, lưỡi.

Sau khoảng 5 ngày xuất hiện săng giang mai thì sẽ có hiện tượng nổi hạch thành chùm ở vùng bẹn có 1 hạch chúa to nhất nổi bật.

Cả hai triệu chứng săng giang mai và hạch đều không gây đau hay ngứa và hoàn toàn biến mất sau 3 đến 6 tuần ngay cả khi không điều trị vì vậy mà nhiều người bệnh không chú ý đến biểu hiện giang mai này. 

  • Bệnh giang mai ở Giai đoạn 2:

Sau khi giai đoạn 1 kết thúc và không có biện pháp điều trị, bệnh sẽ diễn biến sang giai đoạn thứ 2. Lúc này cơ thể có hiện tượng phát ban tại một vùng hoặc nhiều vùng trên cơ thể, còn được gọi là xuất hiện đào ban giang mai. Các nốt ban đối xứng, không nổi hẳn trên bề mặt da và có màu hồng như hoa đào.

Sẩn giang mai xuất hiện ở giai đoạn 2 với nhiều hình thái: sẩn đỏ hồng, sẩn dạng vảy nến, sẩn giang mai dạng trứng cá, sẩn hoạt tử, sẩn phì đại,...Các vết sẩn có kích thước như hạt đỗ, đầu đinh,...có thể liên kết với nhau tạo thành mảng sẩn hoặc xuất hiện riêng lẻ. 

Bên cạnh đó người bệnh có cảm giác đau nhức cơ, đau khớp, cơ thể mệt mỏi. Sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân cũng là những biểu hiện giang mai thường thấy trong giai đoạn này. 

Các biểu hiện của giai đoạn 2 xuất hiện sau khoảng 45 ngày mọc săng giang mai, giai đoạn này có thể kéo dài đến 2, 3 năm. Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 các biểu hiện của giang mai sẽ xuất hiện và sau đó lại tự biến mất nhưng đây là 2 giai đoạn tốt nhất để phát hiện và điều trị hiệu quả bệnh giang mai. Khi đã chuyển qua giai đoạn 3 và 4 thì bệnh khó điều trị hơn. 

Triệu chứng bệnh giang mai

  • Bệnh giang mai trong giai đoạn 3:

Giai đoạn này bệnh giang mai không có biểu hiện hay còn được gọi là giang mai kín. Xoắn khuẩn không gây biểu hiện phía ngoài những vẫn âm thầm xâm nhập vào phía trong cơ thể để gây hại. 

  • Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 4:

Đây là giai đoạn cuối của bệnh giang mai, xảy ra sau 3 đến 15 năm xuất hiện săng giang mai. Giai đoạn cuối giang mai ít gây lây nhiễm bệnh cho các vật chủ khác mà tập trung xâm nhập vào cơ quan phủ tạng, phá hủy cơ thể người bệnh. Bệnh giang mai xuất hiện dưới các hình thức: 

  • Giang mai thần kinh gây ảnh hưởng với hệ thần kinh trung ương gây viêm màng não, động kinh, đột quỵ, ảo giác,...
  • Giang mai tim mạch gây bệnh phình động mạch chủ.
  • Củ giang mai: Củ giang mai có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, có ranh giới rõ ràng. Củ giang mai có thể làm biến dạng khuôn mặt người bệnh hoặc ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu cư trú tại các tổ chức quan trọng. 

Cách chữa bệnh giang mai hiệu quả

Bệnh giang mai hiện nay vẫn chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Trước khi tiến hành kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm xác định bệnh giang mai. 

Xét nghiệm bệnh giang mai

Xét nghiệm bệnh giang mai có 3 phương pháp: 

- Soi kính hiển vi trường tối: Các bác sĩ sẽ tiến hành tìm xoắn khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm lấy từ vết loét, dịch âm đạo, dịch niệu đạo của người bệnh, thực hiện soi dưới kính hiển vi trường tối. Phương pháp này chỉ áp dụng khi bệnh mới xuất hiện ở giai đoạn đầu chưa xâm nhập vào máu bên trong cơ thể.

- Xét nghiệm sàng lọc RPR: Xét nghiệm sàng lọc RPR dựa vào cơ chế tìm kháng thể của cơ thể người chống lại sự nhiễm trùng.

- Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu: Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu có 2 loại là xét nghiệm TPHA và xét nghiệm Syphilis để tìm kháng thể đặc hiệu với xoắn khuẩn giang mai. Khi cơ thể bị lây nhiễm bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ tự sản sinh kháng thể chống lại xoắn khuẩn. Mẫu xét nghiệm sẽ được lấy từ máu và dịch não tủy của người bệnh. 

Cách chữa giang mai hiệu quả

Hiện nay chữa bệnh giang mai bằng liệu pháp cân bằng miễn dịch là phương pháp tốt nhất, được áp dụng phổ biến để điều trị bệnh giang mai. Phương pháp này sẽ sử dụng thuốc kháng sinh qua đường uống và tiêm bắp để ngăn cản sự phát triển của bệnh và phá vỡ cấu trúc tự bảo vệ của vi khuẩn gây bệnh nhằm tiêu diệt xoắn khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên thuốc kháng sinh có thể chữa khỏi bệnh giang mai nhưng không thể phục hồi các tổn thương đã gây ra bởi bệnh giang mai.

Phương pháp này sẽ hiệu quả ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn 2. Trong giai đoạn cuối thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng giảm triệu chứng của bệnh giang mai gây ra.

Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh cần được kê đơn, chỉ định bởi các bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ điều chỉnh loại thuốc kháng sinh, cách dùng và liều dùng, bạn nên thực hiện theo đúng các chỉ dẫn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cách chữa bệnh giang mai hiệu quả

Phòng ngừa bệnh giang mai

Bệnh giang mai có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy mỗi người cần bảo vệ cơ thể, áp dụng các biện phòng ngừa bệnh giang mai dưới đây:

- Duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

- Quan hệ tình dục an toàn, có sử dụng bao cao su và không nên quan hệ bằng miệng hoặc quan hệ qua hậu môn.

- Chung sống thủy chung 1 vợ - 1 chồng, không sử dụng dịch vụ mại dâm.

- Mỗi người cần chuẩn bị đồ dùng cá nhân riêng, tuyệt đối không nên sử dụng chung.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bệnh giang mai sớm để được hướng dẫn điều trị kịp thời, hiệu quả.

- Trước khi mang thai các cặp vợ chồng nên tiến hành làm xét nghiệm sàng lọc bệnh xã hội nói chung và bệnh giang mai nói riêng để hạn chế biến chứng bệnh giang mai xảy ra khi mang thai.

Trên đây là những thông tin về bệnh giang mai là gì, nguyên nhân của bệnh giang mai, dấu hiệu nhận biết sớm bệnh giang mai và cách điều trị giang mai đạt hiệu quả cao hơn. Điều quan trọng nhất trong chữa bệnh giang mai vẫn là phát hiện và điều trị kịp thời từ những giai đoạn đầu. Do đó khám và xét nghiệm sàng lọc giang mai sớm là vô cùng cần thiết. Hãy chia sẻ ngay qua tin nhắn những biểu hiện bạn đang gặp phải với các chuyên gia bệnh xã hội của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh hoặc đăng ký sàng lọc bệnh giang mai ngay qua hotline 0395456294 để được tư vấn kịp thời nhất. 

1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Treponema_pallidum Truy cập: 30/5/2021

Bệnh giang mai là gì? nguyên nhân triệu chứng cách điều trị hiệu quả
Đánh giá: 9.9 / 10 ( 50 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 31-05-2021