Đi khám thai lần đầu cần lưu ý gì

Đi khám thai lần đầu cần lưu ý gì là câu hỏi mà chắc hẳn chị em nào cùng đã từng đặt ra khi biết tin mình mang thai. Theo các chuyên gia, với sự phát triển vượt trội của y học, việc khám thai hiện nay đã trở nên đơn giản và phổ biến hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để đảm tính chính xác, an toàn và nhanh chóng, việc xác định được các cột mốc khám thai và những lưu ý khi lần đầu khám thai đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vì thế, trong bài viết dưới đây, hungthinhclinic.com xin chia sẻ một số kinh nghiệm đi khám thai lần đầu để chị em bớt cảm thấy băn khoăn, lo lắng trong thời điểm này.

Khi nào nên đi khám thai lần đầu?

Đi khám thai lần đầu sau 2 tháng kể từ khi que thử thai hiện 2 vạch đậm, chị Hoàng Oanh ( 24 tuổi, Nam Định) được các bác sĩ cho biết thời điểm này đã khá muộn so với quy định về cột mốc khám thai lần đầu tiên. May mắn là thai trong bụng chị không có dấu hiệu bất thường nên hiện tại chưa có vấn đề gì nguy hiểm.

Giải đáp về lý do chậm trễ đi khám thai này, chị cho biết là do được nhiều người khuyên như vậy. Họ cho rằng việc đi khám thai quá sớm, khi thai nhi còn rất nhỏ, chưa phát triển về hình dạng thì sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển bởi những tác động không tốt từ các thiết bị y tế kiểm tra. Phải đợi khi thai được khoảng 2 - 3 tháng, cứng cáp hơn thì mới nên đi siêu âm là tốt nhất.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, phản khoa học. Việc siêu âm thai lần đầu quá muộn sẽ khiến các bác sĩ không phát hiện và xử lý sớm các vấn đề bất thường, những ảnh hưởng nguy hiểm về sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé rất có thể xảy ra.

Thời gian khám thai lần đầu thích hợp nhất là sau khi trễ kinh 2 - 3 tuần kèm theo các dấu hiệu lâm sàng mang thai, que thử hiện 2 vạch. Đây là thời điểm giúp bác sĩ xác định thai nhi ở vị trí nào, có làm tổ trong buồng tử cung không. Trường hợp phát hiện thai nằm ngoài tử cung sẽ phải được xử lý nhanh chóng nhằm tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ.

Bên cạnh đó, khám thai lần đầu ở thời điểm này còn giúp bác sĩ nắm bắt sớm tình trạng sức khỏe của người mẹ, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vì thế, với thắc mắc đi khám thai lần đầu cần lưu ý gì, các bác sĩ cho biết trước hết chính là thời điểm kiểm tra.

Đi khám thai lần đầu cần lưu ý gì? giải đáp của chuyên gia sản phụ khoa

Khám thai lần đầu là khám những gì? Khám thai có đau không?

Nhiều chị em cảm thấy lo lắng, e sợ trong lần đầu đi khám thai vì không biết bản thân cần phải thực hiện những yêu cầu kiểm tra nào. Khám thai có đau không? Có lâu không là những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất.

Nhớ lại kỷ niệm lần đầu đi khám thai, chị Thu Phương (28 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Ban đầu mình cứ nghĩ khám thai chỉ là siêu âm thai thôi nhưng thật ra còn có khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm...Nhìn chung, các bước kiểm tra này diễn ra nhanh chóng và cũng không gây đau đớn gì nên chị em không cần quá lo lắng”.

Chị Thái Thanh (Hưng Yên) chia sẻ thêm: “ Mình đi khám thai lần đầu được bác sĩ tư vấn, giải đáp kỹ lưỡng về các quy trình kiểm tra nên cảm thấy rất thoải mái. Bản thân hơi nhát nên chỉ sợ lúc lấy máu xét nghiệm ở tay, còn lại đều không gây đau đớn gì, thời gian thực hiện nhanh chóng nên chị em cứ thoải mái nhé!”.

Cụ thể, khi đi khám thai lần đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành các bước kiểm tra sau:

  • Khám sức khỏe tổng quát

Ban đầu, bác sĩ sẽ thăm hỏi chị em một số câu hỏi liên quan đến sức khỏe và thói quen sinh hoạt hằng ngày, tiểu sử bệnh tật, các loại thuốc đã hoặc đang sử dụng...Tiếp đến là đo huyết áp, nhịp tim, cân nặng, chiều cao để có những đánh giá ban đầu về thể trạng nữ giới.

Nữ giới cũng sẽ được thăm khám lâm sàng vùng kín, phát hiện các dấu hiệu bất thường tại đây nếu có. Việc kiểm tra diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn nên chị em thoải mái tinh thần. Nếu có thắc mắc, hãy mạnh dạn hỏi bác sĩ để được tư vấn và giải đáp kỹ lưỡng.

  • Siêu âm thai

Siêu âm thai là bước kiểm tra chính khi đi khám thai lần đầu. Mục đích của việc làm này là giúp bác sĩ xác định được vị trí thai, biết thai có nằm trong tử cung hay không. Bên cạnh đó còn đánh giá được tình trạng túi thai, từ đó có thể biết được thai có đang phát triển tốt hay không.

  • Tiến hành xét nghiệm

Để nắm bắt chính xác tình trạng sức khỏe của thai phụ, bác sĩ sẽ cần phải tiến hành thực hiện thêm một số các xét nghiệm máu và nước tiểu. Điều này nhằm phát hiện các vấn đề bất thường của cơ thể cũng như có phương án xử lý trước các bệnh lý có thể đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé.

Đi khám thai lần đầu cần chú ý gì?

Bên cạnh việc thăm khám thai đúng thời điểm, tuân thủ thực hiện theo quy trình mà bác sĩ đưa ra, để đảm bảo quá trình kiểm tra được nhanh chóng, chính xác với độ an toàn cao, chị em cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

1. Tìm hiểu kỹ về cơ sở y tế thăm khám thai

Nhiều nữ giới cho rằng khám thai là một hạng mục kiểm tra đơn giản nên không cần quá quan tâm đến chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở y tế. Điều này theo các chuyên gia nhận định là một sự chủ quan nguy hại.

Cụ thể, việc siêu âm, kiểm tra vùng bụng dưới là bước thực hiện khá phức tạp. Bên cạnh việc cần phải sử dụng các thiết bị dụng cụ y tế hiện đại cho hình ảnh rõ nét, kết quả chính xác và nhanh chóng, người bác sĩ kiểm tra cũng cần phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc dày dặn.

Ví dụ, nếu chị em mang thai ngoài tử cung nhưng bác sĩ không phát hiện kịp thời thì sẽ đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng. Tại môi trường không có đủ không gian và điều kiện chăm sóc, sự phát triển của thai nhi sẽ gây áp lực đến các cơ quan xung quanh, gây căng giãn và vỡ mạch máu, dẫn đến hiện tượng chảy máu ổ bụng ồ ạt, trực tiếp nguy hại đến tính mạng.

Ngoài ra, trong quá trình thăm khám lâm sàng bộ phận sinh dục, nếu bác sĩ không chú ý vô trùng các dụng cụ y tế trước đó thì nguy cơ lây nhiễm bệnh chéo là rất lớn. Chính vì những nguyên do này, việc lựa chọn kỹ lưỡng về chất lượng cơ sở y tế trước khi đi khám thai lần đầu là vô cùng cần thiết.

Tại Hà Nội, chị em có thể tin tưởng lựa chọn khám thai tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Đây là cơ sở y tế đã có nhiều năm hoạt động tại thủ đô với chuyên môn chính là thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản, điều trị bệnh xã hội...Sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều bác sĩ có hàng chục năm làm việc và giữ vai trò quan trọng tại các bệnh viện lớn cùng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, chị em sẽ hoàn toàn cảm thấy yên tâm về chất lượng thăm khám và dịch vụ chăm sóc tại đây.

Hơn thế nữa, phòng khám còn làm việc ngoài giờ hành chính, hoạt động từ 8h00 đến 20h00 tất cả các ngày trong tuần, kêt cả ngày lễ. Vì vậy, ngay cả khi bạn có công việc bận rộn vẫn dễ dàng đi thăm khám thai đúng thời điểm, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi.

Đi khám thai lần đầu cần chú ý gì?

2. Uống nhiều nước nhưng hạn chế ăn trong lần đầu đi khám thai

Đi khám thai lần đầu cần lưu ý gì? Các chuyên gia cho biết, thai phụ tốt nhất nên hạn chế dung nạp thực phẩm trong vòng 12 tiếng trước khi đi khám thai. Lý do đơn giản là hạng mục kiểm tra này cần phải tiến hành xét nghiệm máu. Việc ăn các đồ ăn trước đó sẽ khiến cho các thành phần trong máu thay đổi, gây sai lệch kết quả.

Thai phụ nên cố gắng đợi đến khi lấy máu xong thì bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Tuyệt đối cũng không nên nhịn ăn quá lâu vì sẽ làm hạ đường huyết trong cơ thể, dễ gây hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.

Ngoài ra, trước khi tiến hành siêu âm thai khoảng 1 tiếng, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ uống nhiều nước. Điều này dựa trên nguyên lý khoa học với mục đích là làm bàng quang phải căng đầy, tạo ra “cửa sổ” cho các tia sóng của phương pháp siêu âm đi qua. Thêm vào đó, khi bàng quang căng lên sẽ làm tử cung bị đẩy ngược lên, máy siêu âm dễ quét hơn bởi nó không còn bị che lấp bởi ruột. Vì thế, nữ giới sẽ được yêu cầu uống nhiều nước hơn trước khi tiến hành siêu âm khám thai lần đầu.

3. Không quan hệ tình dục trước khi đi khám thai lần đầu

Không chỉ trước thời điểm đi khám thai lần đầu mà trong suốt những tuần tháng đầu của thai kỳ, nữ giới cần kiêng chuyện “vợ chồng”. Lý do là bởi thai nhi lúc này mới chỉ bắt đầu làm tổ ở buồng tử cung, chưa bám chắc vào lớp niêm mạc tại đây nên việc quan hệ rất dễ khiến chúng bị bong ra, gây sảy thai.

Hơn nữa, việc quan hệ trước khi đi khám còn làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo nữ giới tuyệt đối không có quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này.

4. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi đi khám thai lần đầu

Không chỉ đi khám thai mà khi đi khám phụ khoa, vô sinh hiếm muộn, chị em cũng cần đặc biệt chú ý, vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Điều này vừa giúp quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng vừa không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

5. Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái.

Trang phục là vấn đề tiếp theo mà chị em cần lưu ý khi đi khám thai lần đầu. Để đảm bảo quá trình kiểm tra diễn ra nhanh chóng, bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái, giúp việc siêu âm cũng như thăm khám vùng kín nhanh chóng, dễ dàng hơn.

6. Chuẩn bị sẵn các câu hỏi dành cho bác sĩ

Nhiều chị em cho biết, trước khi đi khám thai, bản thân có rất nhiều thắc mắc muốn hỏi ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, khi đến gặp bác sĩ, thực hiện các bước kiểm tra, tâm lý lo lắng, hồi hộp lại khiến bản thân không nhớ ra hết những thắc mắc ấy.

Chính vì vậy, các chuyên gia cho biết, bạn có thể viết trước ra giấy những câu hỏi cần bác sĩ giải đáp. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên chú ý lắng nghe và ghi nhớ những lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt là các mốc kiểm tra thai để đảm bảo thai nhi và thai phụ đều được khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

7. Chi phí khám thai lần đầu hết bao nhiêu tiền?

Đi khám thai lần đầu cần lưu ý gì? Chị em cần chú ý chuẩn bị trước về chi phí thăm khám. Khám thai diễn ra nhanh chóng với các bước thực hiện đơn giản nên chi phí cũng không quá cao. Nhìn chung chỉ dao động trong khoảng vài trăm nghìn đồng nên bạn có thể yên tâm.

Lưu ý rằng, ở mỗi người, chi phí khám thai lần đầu có thể sẽ không giống nhau bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng cơ sở y tế, gói thăm khám. loại hình siêu âm...Vì vậy, để biết chắc chắn hơn, bạn nên đến trực tiếp cơ sở y tế, trao đổi cụ thể với bác sĩ trước khi thực hiện.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp chị em giải đáp được phần nào thắc mắc của bản thân về việc đi khám thai lần đầu cần lưu ý gì. Để yên tâm hơn, bạn có thể đến trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa học gọi điện trực tiếp tới hotline 0395456294 để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng, cụ thể và hoàn toàn miễn phí. Chúc bạn sức khỏe!

Đi khám thai lần đầu cần lưu ý gì? giải đáp của chuyên gia sản phụ khoa
Đánh giá: 9.4 / 10 ( 40 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 28-06-2021