Bị tắc kinh nguyệt: nguyên nhân triệu chứng và cách chữa
- Tác giả:  Hải Yến
- Tham vấn y khoa:  BS. Trần Thị Thành
Tắc kinh nguyệt là một trong những biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trở thành vấn đề bất thường mà chị em tuyệt đối không nên chủ quan. Nữ giới bị tắc kinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau, bao gồm cả các bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống cơ quan sinh dục. Vậy cụ thể tắc kinh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu tắc kinh nguyệt, tắc kinh uống thuốc gì và cách chữa tắc kinh tại nhà ra sao, các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giúp bạn đọc giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
Thế nào là tình trạng tắc kinh nguyệt?
Tắc kinh là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên, được coi như một trong những dấu hiệu để phản ánh về tình trạng sức khỏe của cơ quan sinh sản ở nữ giới. Trong một chu kỳ kinh nguyệt buồng trứng sẽ rụng từ 1 - 2 trứng chín để kết hợp với tinh trùng và thụ tinh. Còn nếu như quá trình này không diễn ra thì trứng sẽ bị phân hủy, lớp niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu đồng thời bị đào thải ra ngoài được gọi là kinh nguyệt (hay hành kinh).
Chính vì vậy, những biểu hiện bất thường mà nữ giới gặp phải đối với chu kỳ kinh nguyệt đều không thể chủ quan bởi chúng sẽ gây tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản về sau đó. Giải đáp về hiện tượng tắc kinh nguyệt, các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết đây là tình trạng kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh ít quá mức và chị em có thể bị tắc kinh 1 tháng, tắc kinh 2 tháng hay thậm chí là tắc kinh 3 tháng tùy nguyên nhân.
Chị em phụ nữ lưu ý rằng tắc kinh nguyệt nghiêm trọng hơn chậm kinh (trễ kinh), hơn nữa các dấu hiệu lại tương đối giống với chứng vô kinh nên cần phải phân biệt rõ ràng. Tình trạng bị tắc kinh được chia làm 2 dạng chủ yếu như dưới đây:
Bạn có thể xem thêm thông tin: Bị chậm kinh ra khí hư màu trắng sữa có sao không?
Trường hợp tắc kinh nguyên phát: Là hiện tượng tắc kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, nữ giới đã qua giai đoạn dậy thì thậm chí quá 18 tuổi nhưng vẫn chưa có sự xuất hiện của kinh nguyệt lần nào.
Trường hợp tắc kinh thứ phát: Được hiểu là hiện tượng kinh nguyệt đang theo chu kỳ, lặp lại hàng tháng như bình thường nhưng bỗng dưng không còn tiếp tục nữa, tuy nhiên nữ giới nếu đã quá 3 tháng không có hành kinh thì lúc này đã trở thành tình trạng vô kinh.
Những dấu hiệu tắc kinh ở nữ giới phổ biến
Nữ giới khi bị tắc kinh không ra được thông thường sẽ gặp phải các triệu chứng bao gồm:
Biểu hiện tắc kinh phổ biến nhất chính là không xuất hiện kinh nguyệt trong vòng một vài tháng liên tục (nhưng không quá 3 tháng).
Tắc kinh ra ít, vào những ngày “đèn đỏ” lượng máu kinh có thể chỉ nhỏ từng giọt rồi ngưng vì thế hầu như đều không đủ để thấm hết băng vệ sinh.
Số ngày hành kinh trong một chu kỳ thường chỉ khoảng từ 2 - 3 ngày là hết, nhưng lại kèm theo tắc kinh chướng bụng gây khó chịu.
Một số dấu hiệu tắc kinh nguyệt trên cơ thể có thể mắc phải: Mệt mỏi, tâm lý thay đổi thất thường, ăn uống kém, sút cân, dễ buồn ngủ…
Những dấu hiệu tắc kinh như tăng cân nhanh, rậm lông hơn bình thường, mụn trứng cá xuất hiện nhiều… có khả năng cao hình thành ở người bị buồng trứng đa nang.
Nguyên nhân tắc kinh nguyệt ở phụ nữ
Để biết được tắc kinh phải làm thế nào thì trước tiên việc tìm ra nguyên nhân tắc kinh là điều vô cùng cần thiết mà mọi người bệnh đều phải lưu ý. Cụ thể, hiện tượng tắc kinh nguyệt có thể xuất phát từ những nguyên nhân như dưới đây:
Nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn: Quá trình sản sinh nội tiết tố sinh dục nữ bị thay đổi thất thường khiến cho buồng trứng hoạt động không ổn định, trứng gặp vấn đề khi phát triển hoặc thời điểm phóng noãn không diễn ra dẫn đến tắc kinh, kinh nguyệt chỉ ra với số lượng rất ít.
Hội chứng buồng trứng đa nang: Tình trạng này xảy ra khi lượng hormone sinh dục nam nhiều hơn hẳn so với hormone sinh dục nữ trong cơ thể, có sự xuất hiện của nhiều nang trứng bên trong buồng trứng tuy nhiên kích thước của chúng lại không đủ cho quá trình rụng trứng và hậu quả là ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn: Đa phần là do bệnh cường giáp khi cơ thể tiết ra quá nhiều các hormone tuyến giáp và tác động tới quá trình bài tiết prolactin, mà tuyến giáp lại là cơ quan có vai trò quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt nữ giới.
Mắc các bệnh phụ khoa: Một số bệnh lý phụ khoa liên quan đến tử cung (viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung…), viêm vùng chậu, viêm tắc ống dẫn trứng… hoặc tiền sử nạo phá thai, nhiễm trùng sau sinh… đều có thể là nguyên nhân tắc kinh.
Một số yếu tố nguy cơ khác: Ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc (thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc điều trị bệnh huyết áp…), tâm lý stress căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, lạm dụng rượu bia và chất kích thích, thói quen vận động luyện tập với cường độ cao...
Nữ giới bị tắc kinh có nguy hiểm không?
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, hiện tượng tắc kinh nguyệt sẽ không đe dọa đến tính mạng nhưng lại khiến cho người bệnh gặp phải nhiều vấn đề đối với khả năng sinh sản về sau. Theo đó, đối với câu hỏi tắc kinh có nguy hiểm không, nếu như tình trạng này không được can thiệp xử lý đúng cách và kịp thời thì có nhiều khả năng dẫn tới hàng loạt hệ lụy, biến chứng khó lường bao gồm:
Tác động xấu đến tâm lý: Như chúng tôi đã chia sẻ trước đó, kinh nguyệt là một trong những yếu tố phản ánh về sức khỏe sinh sản của nữ giới. Chính vì vậy, nếu kinh nguyệt xảy ra các dấu hiệu bất thường sẽ khiến cho chị em phụ nữ trở nên khó chịu, lo lắng, chán nản mệt mỏi, dễ bị suy giảm chất lượng cuộc sống.
Buồng trứng bị tổn thương: Quá trình rụng trứng bị rối loạn, hoạt động không ổn định như bình thường, lớp niêm mạc ở tử cung không được kích thích để dày lên… diễn ra kéo dài có nguy cơ gây suy giảm hoạt động của buồng trứng hoặc một số vấn đề tổn thương bất thường.
Gây teo nhỏ cơ quan sinh dục: Nồng độ nội tiết tố trong cơ thể không được duy trì một cách ổn định cũng là nguyên nhân làm cho các cơ quan sinh dục của nữ giới bị lão hóa sớm hơn, âm đạo bị teo nhỏ dần, ảnh hưởng khả năng sinh dục và sinh sản.
Gây vô sinh hiếm muộn nữ: Trứng không được rụng theo đúng chu kỳ không chỉ khiến kinh nguyệt không đều, máu kinh ra quá ít hoặc không xuất hiện hành kinh, mà bên cạnh đó còn khiến nữ giới bị suy giảm khả năng thụ thai, các cặp vợ chồng gặp khó khăn về đường con cái, mắc chứng vô sinh hiếm muộn.
Cách chữa tắc kinh nguyệt hiệu quả và an toàn hiện nay
Chúng ta có thể nhận thấy rằng tình trạng tắc kinh nguyệt sẽ để lại rất nhiều vấn đề nguy hại nếu không điều trị ngay từ sớm, vì thế chị em phụ nữ cần tránh tâm lý chủ quan, coi thường. Bị tắc kinh 2 tháng phải làm sao hay điều trị tắc kinh nguyệt như thế nào thực tế có nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên phải phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý ở mỗi người, cụ thể là:
Cách chữa tắc kinh tại nhà
Những trường hợp tắc kinh mới khởi phát, chưa gây ra nhiều triệu chứng bất thường và nguyên nhân không phải do mắc các bệnh lý có thể cải thiện tình trạng bằng một số phương pháp như sau:
Thay đổi lối sống sinh hoạt: Tắc kinh phải làm sao nữ giới nên xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya, để đầu óc có thời gian thư giãn thoải mái, vệ sinh vùng kín sạch sẽ cẩn thận đúng cách, tích cực vận động tập thể dục giúp duy trì cân nặng ổn định nhưng cần luyện tập điều độ và phù hợp. Ngoài ra cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng gây tắc kinh nguyệt.
Bị tắc kinh nên ăn gì: Bên cạnh việc xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp thì một thực đơn dinh dưỡng khoa học cũng sẽ giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, vì vậy tắc kinh ăn gì chị em hãy bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu Omega-3, các loại hạt, đậu nành, uống đầy đủ nước…
Cách chữa tắc kinh nguyệt từ ngải cứu: Đây là loại thảo dược có khả năng lưu thông máu, thúc đẩy quá trình tuần hoàn, điều hòa kinh nguyệt. Nữ giới có thể nấu nước ngải cứu để uống, hoặc sử dụng để chế biến thành các món ăn khác nhau.
Sử dụng gừng tươi chữa tắc kinh: Tác dụng của gừng giúp chống viêm, làm ấm, kích thích máu lưu thông, do đó bị tắc kinh nên uống gì chị em hãy thái gừng thành từng lát, sau đó đem đun sôi với nước, đợi cho nguội bớt rồi uống trực tiếp.
Cách chữa tắc kinh tại nhà với rau diếp cá: Tắc kinh uống gì ngoài ngải cứu thì rau diếp cá cũng là một bài thuốc dân gian phổ biến được áp dụng nhiều trước đây. Diếp cá sau khi rửa sạch có thể sử dụng trực tiếp trong bữa ăn hoặc giã nát lọc lấy nước cốt uống giúp thanh nhiệt, hỗ trợ khắc phục cho người bị tắc kinh.
Điều trị tắc kinh nguyệt bằng phương pháp y khoa hiện đại
Nguyên nhân tắc kinh nguyệt không chỉ do yếu tố sinh lý mà còn bao gồm cả các bệnh lý phụ khoa, tuyến giáp bất thường hoặc những vấn đề khác trên cơ thể. Bị tắc kinh phải làm sao trong trường hợp này không còn phù hợp để áp dụng những mẹo chữa tại nhà, thay vào đó người bệnh phải đến ngay cơ sở y tế, phòng khám phụ khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra chính xác tình trạng, tư vấn phác đồ chữa trị phù hợp với từng nguyên nhân:
Tắc kinh nguyệt uống thuốc gì
Các loại thuốc Tây y được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bị tắc kinh nguyệt do rối loạn nồng độ nội tiết tố hoặc bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa giai đoạn nhẹ. Bị tắc kinh uống thuốc gì thường là thuốc kháng sinh, thuốc điều hòa hormone, thuốc chống viêm không Steroid… nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt như hướng dẫn mới đạt được hiệu quả.
Người bệnh tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc sử dụng khi chưa tiến hành thăm khám, bởi sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các tác dụng phụ hoặc tình trạng bệnh tình nghiêm trọng hơn trước.
Chữa tắc kinh nguyệt bằng phương pháp ngoại khoa
Nếu như người bệnh bị tắc kinh nguyệt do các bệnh lý nhưng mức độ đã diễn biến nặng, nghiêm trọng thì sẽ phải can thiệp bằng ngoại khoa, hoặc phẫu thuật để loại bỏ các khối u xơ tử cung hay đa nang buồng trứng. Theo đó, khi các vấn đề bất thường được giải quyết dứt điểm thì tình trạng kinh nguyệt bị tắc cũng sẽ được khắc phục hiệu quả.
Tuy nhiên, các phương pháp ngoại khoa đòi hỏi bác sĩ cần có chuyên môn cao, tay nghề thành thạo để quá trình thực hiện an toàn, chính xác, phòng ngừa tối đa các rủi ro. Chính vì thế, người bệnh hãy lưu ý trong việc lựa chọn địa chỉ chữa tắc kinh nguyệt uy tín chất lượng, có bác sĩ giỏi, máy móc hiện đại cùng các dịch vụ y tế chuyên nghiệp.
Như vậy, các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã chia sẻ tới bạn đọc lời giải đáp cho câu hỏi bị tắc kinh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tắc kinh nguyệt phải làm sao và cách chữa tắc kinh nguyệt hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết sẽ trở thành cẩm nang hữu ích giúp chị em phụ nữ kịp thời nhận biết về tình trạng của mình, có hướng xử lý để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh lý, sinh sản một cách an toàn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến tình trạng tắc kinh nguyệt, hoặc muốn đặt lịch hẹn khám với bác sĩ chuyên khoa vui lòng liên hệ tới số hotline 0366 655 466 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí.