Trúng gió, cảm gió là gì? nguyên nhân triệu chứng cách chữa
- Tác giả:  Hải Yến
- Tham vấn y khoa:  BS. Trần Thị Thành
Trúng gió hay cảm gió là tình trạng cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, gai rét thậm chí còn khiến người bệnh bị ngất lịm, hôn mê nếu không được xử lý kịp thời. Trúng gió có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhất là khi thời tiết có sự thay đổi bất thường. Vậy trúng gió là gì, cảm gió triệu chứng ra sao, khi bị cảm gió phải làm sao, áp dụng cách chữa cảm gió nào cho hiệu quả nhanh chóng,... Tất cả các thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.
Trúng gió là gì?
Trúng gió hay cảm gió theo định nghĩ dân gian ở Việt Nam từ xa xưa để lại là tình trạng cơ thể bị “gió độc” xâm nhập gây ra các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, đau nhức tay chân, nôn, buồn nôn, đau đầu, sốt,... Trong y học hiện đại tình trạng này tương đương với hiện tượng cảm.
Trúng gió, cảm gió thường xảy ra ở người già, trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu và người đang điều trị bệnh. Đây là tình trạng thường xuyên xuất hiện, khó tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi người. Nắm rõ được nguyên nhân và triệu chứng và cách xử lý khi bị cảm gió thì chỉ sau một vài ngày người bệnh sẽ sớm trở lại khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn không xử lý kịp thời đúng cách bệnh sẽ diễn biến âm thầm và gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Các dấu hiệu cảm gió có thể xuất hiện như:
- Lạnh cơ thể tại các vị trí tay, chân, gáy, sống lưng: Khi bị trúng gió cơ thể có cảm giác lạnh đặc biệt là lòng bàn tay, lòng bàn chân cơ thể bên ngoài nóng toát mồ hôi nhưng phía trong luôn có cảm giác lạnh. Trường hợp bị trúng gió nặng hơn thì cơ thể co cứng và chuyển sang trạng thái ngất, hôn mê cần được can thiệp y tế, cấp cứu kịp thời.
- Khi bị cảm gió buồn nôn là triệu chứng thường gặp. Người bệnh cảm thấy cơ thể nôn nao, buồn nôn hoặc nôn, rất khó chịu. Nhiều người bệnh còn xuất hiện thêm tình trạng đau bụng và tiêu chảy. Với trẻ nhỏ và người già tiêu chảy gây mất nước, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức lực.
- Bị cảm gió triệu chứng thường gặp nữa là đau đầu, người bệnh bị đau cả đầu, cảm giác nặng đầu, khó chịu cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ, đau dữ dội.
- Sốt, chảy nước mũi cũng là dấu hiệu cảm gió mà bạn cần lưu ý.
- Cơ thể đau nhức, tay chân mỏi.
- Ở trẻ nhỏ khi bị cảm gió trẻ thường bỏ bú, quấy khóc, bạn cần lưu ý đến các dấu hiệu này để có phương án xử lý kịp thời.
Nguyên nhân bị cảm gió do nhiều yếu tố chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Thời tiết các thời điểm giao mùa từ xuân sang hè, thu sang đông hoặc đột nhiên thay đổi từ nóng sang lạnh và ngược lại, cơ thể không kịp thích nghi vì vậy mà dễ dẫn đến tình trạng trúng gió.
- Thời tiết mùa đông, nhiệt độ xuống quá thấp cũng là nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị cảm.
- Thời tiết gió lớn, trời lạnh, mưa hoặc bị sương giá xuất hiện nếu cơ thể có sức đề kháng kém không kịp thích ứng rất dễ gây nên hiện tượng cảm gió.
Bị cảm gió phải làm sao?
Bị cảm gió phải làm sao, làm gì khi bị trúng gió, có nên đánh cảm gió hay cảm gió uống gì cho mau khỏi là băn khoăn của nhiều người khi bị xuất hiện tình trạng cảm gió. Bị cảm gió thường không phải tình trạng quá nặng, khi mới có triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách phương pháp sau:
Cách chữa cảm gió theo y học hiện đại
Trong y học hiện đại, trường hợp trúng gió hay cảm không rõ nguyên nhân có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau đầu, thuốc trị cảm có thành phần paracetamol và bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.
Khi người bệnh có biểu hiện ngất, bất tỉnh cần tác động ngay vào huyệt nhân trung nằm dưới gốc mũi để người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng bị ngất. Sau đó khi người bệnh đã tỉnh lại cần đặt người bệnh nghỉ ngơi trong tư thế nằm, đầu thấp hơn chân để tăng cường lượng máu lên não. Đồng thời cần cho người bệnh nằm nghỉ ngơi ở nơi không có gió lùa, đắp chăn ấm và cho ngửi mùi dầu gió và sử dụng dầu gió xoa nhẹ vào nhân trung.
Khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng người bệnh chưa đỡ hoặc có dấu hiệu bị nặng thêm cần nhanh chóng đưa tới các cơ sở bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Cách chữa cảm gió bằng phương pháp Đông y
Hiện nay đa số người bệnh khi gặp phải hiện tượng trúng gió, bị cảm gió thường áp dụng các biện pháp đông y cho hiệu quả giảm triệu chứng cảm gió buồn nôn nhanh chóng. Cụ thể:
Uống các loại nước có tác dụng làm ấm cơ thể
Cảm gió uống gì để nhanh chóng làm ấm cơ thể bạn có thể pha một ly nước gừng hoặc uống trà gừng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại túi trà gừng bạn chỉ cần cho thêm nước sôi và để về hơi ấm là có thể sử dụng luôn. Bên cạnh đó bạn có thể cắt lát mỏng gừng tươi hoặc đập dập nhánh gừng nhỏ cho thêm nước ấm cùng một chút đường để sử dụng.
Làm ấm cơ thể
Dù bên ngoài cảm thấy nóng nhưng trong cơ thể bạn vẫn lạnh do vậy cần nghỉ ngơi tại nơi kín gió, đắp chăn giữ ấm cơ thể. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng dầu gió để xoa vào lòng bàn tay, lòng bàn chân để làm nóng gan bàn chân.
Bổ sung cháo hành, cháo tía tô: Sau khi người bệnh đã tỉnh có thể bổ sung cháo hành, cháo tía tô để làm ấm cơ thể.
Đánh cảm gió
Đánh cảm gió là cách chữa cảm gió dân gian truyền lại từ xa xưa điều trị cảm gió hiệu quả, cho đến nay vẫn được áp dụng phổ biến. Đánh cảm gió có nhiều cách như đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc, đánh cảm bằng đồng bạc, thìa bạc với các loại dầu, đánh cảm bằng gừng,... Trong đó phổ biến nhất là đánh cảm gió với đồng bạc với trứng gà hoặc với dầu gió.
Đánh cảm gió với đồng bạc và trứng gà
- Bước 1: Chuẩn bị 5 quả trứng gà đem luộc chín và bóc vỏ và loại bỏ lòng đỏ chỉ giữ lại lòng trắng, cho 1 lòng trắng trứng vào một chiếc khăn sau đó lấy đồng bạc nguyên chất cho vào giữa.
- Bước 2: Vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người ở phía trước theo chiều từ trên xuống.
- Bước 3: Vuốt từ đầu đến bàn chân từ phía sau cơ thể. Thực hiện vuốt liên tục khi trứng nguội thì sử dụng thay lòng trắng trứng khác.
Cảm gió đồng bạc màu gì? Nếu bạn bị cảm gió khi đánh cảm đồng bạc sẽ chuyển qua màu đen nhánh với sắc xanh. Nếu đồng bạc có màu đồng thì bạn bị cảm nắng.
Đánh cảm gió bằng đồng bạc và các loại dầu
- Bước 1: Chuẩn bị thìa bạc hoặc 1 đồng bạc đem ngâm qua nước nóng để khử trùng và chuẩn bị 1 loại dầu bôi.
- Bước 2: Chọn nơi kín gió cho người bệnh nằm thoải mái, thư giãn.
- Bước 3: Tỳ mạnh đồng bạc xuống da kết hợp với xoa dầu nóng, cạo chậm rãi, kéo theo đường dài. Mỗi vùng trên cơ thể cạo khoảng 3 đến 5 phút.
Bị cảm gió đồng bạc màu gì? Với phương pháp này nếu bị cảm gió đồng bạc cũng có màu đen nhánh và có sắc xanh. Chỉ cần cho đồng bạc vào một chiếc chén lót bên dưới là giấy bạc sau đó đổ nước sôi lên thì đồng bạc sẽ nhanh chóng trở lại màu sáng bình thường.
Lưu ý khi đánh cảm gió
- Đánh cảm phải đánh từ trên đỉnh đầu xuống dưới mặt, ngực xuống bụng, các cơ quan sinh dục, lưng, mông lòng bàn tay lòng bàn chân đánh xuôi theo chiều từ trên xuống dưới, tuyệt đối không được đánh ngược lên.
- Khi đánh cảm gió ở lưng thì không được đánh thẳng vào cột sống lưng mà chỉ cạo hai bên cột sống.
- Tiến hành đánh gió trong điều kiện phòng kín gió, người bệnh thư giãn, tĩnh tâm. Sau khi đánh cảm gió thì người bệnh vẫn nên nằm trong phòng nghỉ ngơi, không nên ra gió, mặc đồ hoặc đắp chăn giữ ấm cho cơ thể.
- Nghỉ ngơi 20 phút sau khi đánh cảm và nên cho người bệnh dùng 1 ly nước ấm.
- Sau khi mới đánh cảm gió không nên tắm rửa luôn, đặc biệt không dùng nước lạnh.
- Các biện pháp đánh cảm gió không áp dụng cho trẻ nhỏ, người đang có bệnh lý về huyết áp, suy tim, suy thận, bệnh bạch cầu hay phụ nữ mang thai,...
Các biện pháp phòng ngừa bị trúng gió
Trúng gió, cảm gió có thể phòng tránh, hạn chế bằng các biện pháp sau đây:
- Trong những ngày lạnh cần giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là vùng tai, cổ và đầu, bàn tay, bàn chân và hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết.
- Không ngồi quá lâu, cần vận động cơ thể để máu huyết lưu thông giảm nguy cơ bị cảm gió.
- Không nên sử dụng rượu để chống lạnh vì sau khi giã rượu cơ thể sẽ bị lạnh.
- Tắm tại nơi kín đáo, lau khô người nhanh để không bị hạ nhiệt và nhiễm lạnh.
- Khi ngồi trong phòng bật điều hòa cần tránh các luồng khí lạnh phả ra từ phía sau vai gáy.
- Khi tỉnh dậy bạn nên nằm trên giường thêm 5 đến 10 phút vận động cơ thể sau đó mới bước xuống giường, hạn chế tình trạng bật ngay dậy.
Trên đây là những thông tin về cảm gió là gì, dấu hiệu cảm gió, cách xử lý phải làm gì khi bị trúng gió và gợi ý các cách đánh cảm gió hiệu quả. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin bổ ích giúp bạn có cách xử lý tốt nhất khi gặp phải tình trạng trúng gió, cảm gió.