Tại sao xì hơi nhiều? TOP 13 Nguyên nhân thường gặp

Tại sao xì hơi nhiều, xì hơi nhiều là bị bệnh gì hay xì hơi nhiều có tốt không,... đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc 13 nguyên nhân tại sao xì hơi nhiều thường gặp nhất hiện nay. 

Xì hơi nhiều là bị bệnh gì 13 Nguyên nhân khiến bạn xì hơi nhiều thường gặp

Xì hơi hay đánh rắm thường được coi là hoạt động thiếu tế nhị nơi đông người, thế nhưng đây lại là hoạt động sinh lý bình thường có tác dụng rất tốt trong trường hợp bị đầy hơi, chướng bụng và giúp đào thải các khí thải có hại ra khỏi cơ thể. Mặc dù vậy việc bị xì hơi quá nhiều cũng cảnh báo những vấn đề không hợp lý trong khẩu phần ăn uống hàng ngày hoặc những bất thường trong hệ tiêu hóa. Cụ thể:

Xì hơi nhiều là bị bệnh gì 13 Nguyên nhân khiến bạn xì hơi nhiều thường gặp

1. Tại sao xì hơi nhiều - Do ăn quá nhiều khoai lang

Khoai lang được xem là thực phẩm nhuận tràng, hạn chế tình trạng bị táo bón bên cạnh đó còn giàu chất xơ được sử dụng trong nhiều thực đơn giảm cân của các chị em. Tuy nhiên nếu như bạn sử dụng quá nhiều khoai lang trong ngày sẽ sản sinh lượng lớn CO2 trong đường tiêu hóa, bụng bị đầy hơi dễ dẫn đến việc xì hơi liên tục, có mùi.

2. Tại sao xì hơi nhiều - Ăn hạt mít luộc

Hạt mít luộc là món ăn khoái khẩu của khá nhiều người thế nhưng bạn có biết việc ăn hạt mít luộc có thể khiến bạn bị xì hơi với tần suất nhiều, có thể phát ra âm thanh và gây mùi khó chịu. Điều này là do trong hạt mít có khá nhiều tinh bột và sản sinh ra nhiều khí trong quá trình tiêu hóa gây đầy hơi, cơ thể sẽ đẩy khí thoát ra ngoài hậu môn vì vậy gây nên tình trạng xì hơi nhiều.

3. Ăn quá nhiều thịt nguyên nhân xì hơi nhiều thường gặp

Tại sao xì hơi nhiều, ăn quá nhiều thịt gà, thịt bò, thịt lợn,... khiến cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa, tình trạng đầy hơi xảy ra cũng khiến bạn xì hơi nhiều có thể kèm theo mùi nặng. 

Ăn quá nhiều thịt nguyên nhân xì hơi nhiều thường gặp

4. Tại sao xì hơi nhiều - Do ăn nhiều tỏi, gừng 

Tỏi, gừng là những loại gia vị thường được thêm vào trong các món ăn của người Việt để tăng hương vị cho các món ăn và đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ăn uống quá nhiều các thực phẩm này có thể làm cơ thể sản sinh ra rất nhiều khí thải, cơ thể phải xì hơi liên tục để giảm tình trạng bị đầy hơi, chướng bụng.

5. Do cơ thể không dung nạp được lactose

Ở một số người sau khi sử dụng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa có hiện tượng xì hơi nhiều, liên tục mặc dù khi còn nhỏ không gặp phải tình trạng này. Đây là tình trạng cơ thể không dung nạp lactose, không thể sản xuất ra enzym tiêu hóa sữa vì vậy mà dẫn đến tình trạng xì hơi nhiều. Bạn hãy thử loại bỏ sữa và các sản phẩm từ sữa trong một vài ngày sẽ thấy tình trạng xì hơi cải thiện đáng kể. 

6. Thường xuyên nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su khiến xì hơi nhiều? Bạn không nhầm đâu bởi hành động nhai kẹo đó có thể khiến bạn nuốt khá nhiều không khí vào phía trong dẫn tới tình trạng đầy hơi và phản ứng của cơ thể lúc này là cần xì hơi nhiều hơn để đẩy không khí ra khỏi đường tiêu hóa. 

Hình ảnh bệnh trĩ nội, trĩ ngoại qua các giai đoạn của bệnh

7. Sử dụng nhiều đồ uống có ga

Tại sao xì hơi nhiều, bạn sẽ bị xì hơi nhiều hơn nếu sử dụng quá nhiều đồ uống, nước ngọt có ga trong một ngày. Vì vậy những thức uống như soda, bia, coca, pepsi,... bạn không nên dung nạp quá nhiều trong ngày và không sử dụng thường xuyên, liên tục.

8. Hút thuốc khiến xì hơi nhiều

Tình trạng xì hơi nhiều khá thường gặp ở những nam giới hút thuốc thường xuyên. Mỗi lần hút thuốc bạn cũng vô tình hít thêm khí vào phía trong, khí bị chặn lại ở dạ dày, ruột kết và được đẩy ra ngoài theo đường hậu môn. 

9. Căng thẳng làm cho bạn xì hơi nhiều

Khi tâm lý quá căng thẳng bạn sẽ nuốt nước bọt và nạp nhiều không khí vào bụng nhiều hơn mà chính bản thân bạn cũng không hề hay biết. Vì vậy nếu bạn đang chưa rõ lý do tại sao xì hơi nhiều thì đây cũng là vấn đề bạn có thể cân nhắc đến. Điều tốt nhất là bạn nên giữ cho cơ thể ở trạng thái thư giãn, cân bằng tập hít thở sâu để giảm khả năng gặp phải tình trạng này nhé. 

10. Táo bón nguyên nhân tại sao xì hơi nhiều

Tại sao xì hơi nhiều có mùi nặng thì nguyên nhân có thể xuất phát từ việc bạn đang bị táo bón. Khi các chất cặn bã được đưa đến ruột già nhưng không thể đẩy ra ngoài gây tắc nghẽn và giải phóng khí hơi có mùi khó chịu. Đây là lý giải vì sao khi bị táo bón ta thường đánh rắm nhiều hơn và mùi khó chịu hơn bình thường.  

Táo bón nguyên nhân tại sao xì hơi nhiều

11. Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân về tâm lý, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thì xì hơi nhiều cũng có thể do nguyên nhân từ các bệnh lý, một trong số đó chính là viêm dạ dày, viêm đại tràng, loét dạ dày, tá tràng, hội chứng ruột kích thích,...

12. Rối loạn tiêu hóa khiến bạn xì hơi nhiều

Xì hơi là hoạt động cho thấy hệ tiêu hóa đang hoạt động tốt nhưng nếu xì hơi liên tục, quá nhiều lần trong ngày thì rất có thể bạn đang gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Khi bị xì hơi liên tục kèm theo triệu chứng đau bụng, đi ngoài, khó tiêu, rối loạn đại tiện bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để điều chỉnh kịp thời. 

13. Phụ nữ mang thai, mới sinh con sẽ bị xì hơi nhiều

Tại sao xì hơi nhiều xảy ra ở chị em đang mang thai và mới sinh con? Trong những tháng đầu thai kỳ khi nội tiết tố đang bị thay đổi thì hệ thống tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, hoạt động tiêu hóa chậm hơn, khiến chị em bị đầy bụng, phải xì hơi liên tục để giảm khó chịu. Ở Thụy Điển, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 25% chị em bị xì hơi nhiều hơn từ thời điểm sau sinh đến tháng thứ 5. Chị em mới sinh em bé nếu thấy xuất hiện tình trạng bị xì hơi nhiều hơn thì cũng không nên quá lo lắng. 

Khám trĩ ở đâu? TOP 11 phòng khám, địa chỉ chữa bệnh trĩ tốt nhất tại Hà Nội

Xì hơi nhiều có phải khám bác sĩ không?

Thông thường tình trạng xì hơi nhiều không kéo dài quá lâu, chỉ một vài ngày sau sẽ trở lại bình thường. Sau khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao xì hơi nhiều thì bạn có thể áp dụng một số cách sau để làm giảm tình trạng xì hơi liên tục bao gồm:

  • Hạn chế nhai kẹo cao su và hút thuốc lá hay sử dụng các đồ uống có ga.
  • Ngưng sử dụng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khi bị xì hơi nhiều do cơ thể không hấp thụ được lactose.
  • Bạn nên xây dựng cho mình một khẩu phần ăn hợp lý, ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa đặc biệt là vào buổi tối. Bạn cũng có thể chia nhỏ các bữa ăn để giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.
  • Trong quá trình ăn uống hãy ăn chậm và nhai thật kỹ, việc nhai quá nhanh có thể khiến nạp nhiều không khí vào trong đường tiêu hóa. 
  • Luôn giữ tâm lý thoải mái, đầu óc thư giãn. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng tiết axit, hạn chế khả năng xì hơi quá nhiều.
  • Tăng cường rau xanh giúp hỗ trợ tiêu hóa dễ hơn, giảm tình trạng táo bón. 
  • Với các nguyên nhân không do dạ dày bạn có thể sử dụng nước chanh mật ong ấm để uống sau mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng đầy hơi, đẩy lùi tình trạng xì hơi nhiều.
  • Tăng cường bổ sung thêm sản phẩm men vi sinh, lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa.

Nếu đã áp dụng những phương pháp trên nhưng tình trạng xì hơi nhiều vẫn tiếp tục diễn ra hoặc tình trạng xì hơi nhiều còn đi kèm với các triệu chứng sau đây thì bạn nên sớm đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa:

  • Người bệnh bị tiêu chảy.
  • Đi đại tiện ra máu trong phân.
  • Khó chịu, đau tức ngực.
  • Bụng khó chịu, đau dữ dội và kéo dài dai dẳng.
  • Không có cảm giác ăn ngon miệng, nhanh chóng cảm thấy no sau khi nạp một lượng thức ăn nhỏ. 
  • Giảm cân mất kiểm soát, không rõ nguyên nhân.  

Trên đây là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân tại sao xì hơi nhiều, hy vọng đã giúp bạn có lời giải đáp cho câu hỏi này đồng thời có cách xử lý phù hợp khi bị xì hơi liên tục. Các thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa tại các cơ sở y tế. Khi có biểu hiện xì hơi liên tục kéo dài không thể cải thiện bạn nên sớm liên hệ với các bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.

Tại sao xì hơi nhiều? TOP 13 Nguyên nhân thường gặp
Đánh giá: 9.6 / 10 ( 28 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 21-12-2021