Rối loạn tiền đình phải làm sao? nguyên nhân, cách chữa trị
- Tác giả:  Hải Yến
- Tham vấn y khoa:  BS. Trần Thị Thành
Rối loạn tiền đình phải làm sao? nguyên nhân cách chữa trị là những gì mà chúng ta đang quan tâm. Thường xuyên chóng mặt, xây xẩm, mất thăng bằng có thể là triệu chứng cơ thể cảnh báo về tình trạng rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không, nguyên nhân rối loạn tiền đình là gì và cách chữa rối loạn tiền đình nhanh nhất hiện nay là phương pháp nào hãy cùng tìm hiểu thông tin ngay qua bài viết dưới đây.
Triệu chứng rối loạn tiền đình
Tiền đình là hệ thống trong hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai, chịu sự điều khiển của các nhóm thần kinh trong não bộ. Tiền đình có vai trò quan trọng trong duy trì, giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta cúi người, xoay người hoặc di chuyển, thay đổi tư thế hệ tiền đình sẽ thay đổi theo để đảm bảo cân bằng cho cơ thể và phối hợp cử động mắt, đầu, thân mình.
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây nên tình trạng cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, dễ bị ngã khi thay đổi tư thế vận động.
Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở các đối tượng ngồi làm việc, tập trung nhiều tại văn phòng như học sinh, sinh viên, dân văn phòng và phụ nữ tiền mãn kinh. Rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Thông thường các triệu chứng rối loạn tiền đình thường xuất hiện trong một vài ngày sau đó hồi phục dần nhưng cũng có trường hợp triệu chứng rối loạn tiền đình kéo dài, không có dấu hiệu giảm bớt.
Triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp bao gồm:
- Mất thăng bằng, choáng khi thay đổi tư thế là triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp nhất của người bệnh. Chỉ cần sự thay đổi nhẹ về tư thế đứng lên, cúi xuống, xoay mình hoặc đôi khi chỉ là quay đầu sang hướng khác cũng có thể khiến người bệnh xây xẩm, không giữ được thăng bằng. Mức độ của triệu chứng này khác nhau tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người. Với người lớn tuổi việc mất cân bằng dễ mất định hướng không gian, không đứng vững, bước đi loạng choạng, dễ ngã từ đó gây gãy tay chân hoặc tai biến mạch máu não.
- Đột ngột chóng mặt, buồn nôn, khó chịu: Chóng mặt, buồn nôn không rõ nguyên nhân, đầu óc quay cuồng, không thể đứng vững cũng là triệu chứng rối loạn tiền đình cần lưu ý.
- Ù tai. Đi kèm với mất thăng bằng và chóng mặt, buồn nôn người bệnh có thể bị ù tai 1 bên hoặc cả 2 bên tai. Âm thanh có thể nghe được như tiếng rít, tiếng vo vo, tiếng chuông hoặc tiếng nhạc luôn văng vẳng khiến người bệnh rất khó chịu.
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực khiến người bệnh khó chịu, nhịp thở nhanh.
- Người bị rối loạn tiền đình cũng thường có triệu chứng tê chân và tay bị run.
- Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng đến thị giác, mắt dễ mỏi, hoa mắt, mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng chói của mặt trời, của đèn huỳnh quang.
- Người bị rối loạn tiền đình dễ bị quáng gà vào lúc chiều tối, mắt nhìn không rõ, mờ nhòe, gây khó khăn nếu như bạn phải lái xe di chuyển ngoài đường.
- Hay quên, khó tập trung, dễ phân tâm cũng là triệu chứng rối loạn tiền đình có thể xảy ra.
Nguyên nhân rối loạn tiền đình
- Nguyên nhân rối loạn tiền đình do mắc bệnh lý như viêm thần kinh sọ não số 8, u não, viêm tai giữa, nghẽn tắc động mạch tiền đình,... gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tiền đình. Ở người lớn tuổi nguyên nhân rối loạn tiền đình thường do xơ vữa động mạch, cao huyết áp, hẹp động mạch vành gây ra.
Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân rối loạn tiền đình khác như:
- Mất ngủ thường xuyên, stress liên tục, áp lực từ công việc, gia đình trong thời gian dài làm cơ thể sản sinh ra nhiều hormone cortisol ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh làm cho hệ thống tiền đình hoạt động không chính xác. Stress là nguyên nhân rối loạn tiền đình chính ở dân công sở hiện nay.
- Lâu ngày không quan hệ tình dục thường xuyên, năng lượng tình dục không được giải phóng, cơ thể dễ bị ức chế, căng thẳng dễ gây nên tình trạng rối loạn tiền đình.
- Lạm dụng chất kích thích là nguyên nhân rối loạn tiền đình ở nam giới. Sử dụng quá nhiều các chất kích thích, rượu bia gây hưng phấn quá mức lên hệ thần kinh, hệ thống tiền đình không nhận được thông tin chính xác gây nên hoạt động sai lệch, bị rối loạn.
- Người bị huyết áp thấp, thiếu máu lên não, tai biến mạch máu não hay mắc các vấn đề về tim mạch cũng có nguy cơ cao hơn bị rối loạn tiền đình.
- Người lớn tuổi, người ít vận động, người quá béo hoặc quá gầy là các đối tượng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao.
- Môi trường sống bị ô nhiễm tiếng ồn, cơ thể luôn phải chịu áp lực đặc biệt là vùng tai cũng gây tác động đến hệ thống tiền đình gây rối loạn hoạt động của hệ thống này.
Cách chữa rối loạn tiền đình nhanh nhất
Bị rối loạn tiền đình phải làm sao? Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Một trong những cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả đó là thay đổi chính thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục thể thao hàng ngày. Cách này vừa dễ thực hiện, đơn giản, không cần sử dụng thuốc mà còn đem lại nhiều tác động tích cực đến cơ thể.
- Chế độ ăn uống:
Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng, tăng cường lượng rau xanh, hoa quả.
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B như B1, B6, B12, folate giúp ổn định hệ thống tiền đình, hạn chế xuất hiện tình trạng chóng mặt buồn nôn. Các thực phẩm này bao gồm thịt gà, trái cây, ngũ cốc,, bí ngô, hạnh nhân,...
Bổ sung đủ vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng đề kháng, giảm triệu chứng rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt. Thực phẩm bổ sung vitamin C bao gồm ổi, cam, chanh, rau cải, đu đủ,...
Cá, trứng, sữa giúp bổ sung vitamin D giúp giảm tình trạng xơ cứng tai ở người bị rối loạn tiền đình.
Uống đủ nước mỗi ngày đảm bảo các hoạt động của cơ thể, tuần hoàn lưu thông máu tốt.
Loại bỏ các chất kích thích, bia rượu, hạn chế đồ ngọt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ trong khẩu phần ăn.
- Sinh hoạt, tập thể dục thể thao
Duy trì đời sống tình dục lành mạnh với tần suất hợp lý giúp giải phóng năng lượng tình dục và là cách giúp giảm stress hiệu quả. Tùy theo nhu cầu và tuổi tác mà bạn nên có chế độ sinh hoạt tình dục phù hợp nhưng nên duy trì 1 - 2 lần/ tuần sẽ giúp bạn giảm triệu chứng của rối loạn tiền đình và phòng chống tình trạng này.
Giảm bớt khối lượng công việc, không để tình trạng căng thẳng, áp lực xảy ra quá lâu. Bạn có thể thư giãn đầu óc bằng cách uống nước ấm vào buổi sáng, nghe nhạc, nấu ăn hoặc đi du lịch, cơ thể sẽ hạn chế sản sinh ra cortisol gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Với dân công sở cứ 45 phút ngồi làm việc bạn nên đứng dậy di chuyển, đi bộ khoảng 10 - 15 phút để cơ thể được thoải mái, không quá tập trung vào máy tính, điện thoại, giấy tờ suốt cả ngày.
Không đọc sách, xem điện thoại khi đi tàu, xe.
Tập thể dục thể thao thường xuyên mỗi ngày nâng cao sức đề kháng, tăng tuần hoàn máu lên não giúp hệ thần kinh hoạt động chính xác hơn.
Xoa bóp
Bị rối loạn tiền đình phải làm sao? Khi bị rối loạn tiền đình người bệnh có thể tự tiến hành xoa bóp hoặc nhờ người thân xoa bóp vùng trán, sau gáy, hai ổ mắt và đỉnh đầu. Dùng tay tác động nhẹ nhàng, mát xa các vùng trên mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần khoảng 10 phút giúp giảm các triệu chứng đau đầu, buồn nôn. Không chỉ vậy mát xa đầu thường xuyên còn giúp cơ thể thoải mái hơn, phòng chống rối loạn tiền đình.
Ngâm chân với nước nóng
Ngâm chân với nước nóng là cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả, không tốn chi phí, dễ thực hiện cho hiệu quả tốt. Buổi tối trước khi đi ngủ tiến hành ngâm chân với nước nóng trong khoảng 20 - 30 phút giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tuần hoàn, lưu thông máu tốt. Kiên trì thực hiện đều đặn 3 lần/1 tuần sẽ cho hiệu quả điều trị tốt.
Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình
Đây là cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà cho hiệu quả cao thông qua áp dụng các bài tập được thiết kế riêng phối hợp đầu, thân mình, mắt và hoạt động của hệ thống tiền đình giúp rèn luyện để bộ não và hệ tiền đình nhận biết tín hiệu và xử lý đúng.
Uống thuốc
Uống thuốc là cách chữa rối loạn tiền đình nhanh nhất đang được áp dụng thường xuyên. Phương pháp này có hiệu quả cả với trưởng hợp cấp tính rối loạn tiền đình trong một vài ngày hoặc mãn tính kéo dài liên tục trong thời gian dài. Tuy nhiên việc kê thuốc uống nên được tiến hành bởi các bác sĩ sau khi thăm khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp chữa rối loạn tiền đình cuối cùng được áp dụng nếu tất cả các phương pháp trên không có hiệu quả và rất ít khi được các bác sĩ sử dụng.
Khi xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình bạn có thể thực hiện một số cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà để làm giảm sự khó chịu. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài trên 5 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm khi đã áp dụng các biện pháp bạn cần được di chuyển sớm đến cơ sở y tế để khám, tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Rối loạn tiền đình tuy không phải bệnh lý nguy hiểm tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh. Trên đây là những thông tin về rối loạn tiền đình, những triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp, những nguyên nhân rối loạn tiền đình và gợi ý cách chữa rối loạn tiền đình nhanh nhất đem lại hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể tìm cho mình một phương pháp chữa rối loạn tiền đình phù hợp.