Mụn trứng cá là gì? nguyên nhân triệu chứng và cách chữa

Mụn trứng cá là loại mụn khá phổ biến ở mọi lứa tuổi đặc biệt tình trạng mụn trứng cá tuổi dậy thì gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, nhan sắc của các bạn trẻ. Mụn trứng cá là gì, có nên nặn mụn trứng cá hay không, dấu hiệu mụn trứng cá và cách điều trị mụn trứng cá như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Mụn trứng cá là gì? Triệu chứng mụn trứng cá

Mụn trứng cá là tình trạng bệnh lý viêm nhiễm khu trú vùng nang lông - tuyến bã. Đây là bệnh da liễu thường gặp, nhất là với đối tượng trẻ em nam và nữ đang trong tuổi dậy thì đến 25 tuổi. Trứng cá có nhiều thể bao gồm thể thông thường, trứng cá đỏ, trứng cá hoại tử, trứng cá mạch lươn,...trong đó trứng cá thể thông thường chiếm đa số. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu rõ hơn về tình trạng mụn trứng cá thể thông thường.

Theo vị trí mọc mụn, mụn trứng cá được chia làm nhiều loại như mụn trứng cá ở cằm, mụn trứng cá ở môi, mụn trứng cá ở trán, mụn trứng cá ở mũi, mụn trứng cá ở má, mụn trứng cá ở cổ,…

Theo đặc điểm của mụn trứng cá sẽ có mụn bọc, mụn mủ, mụn sần, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, u cứng, mụn nang,...

Triệu chứng mụn trứng cá:

- Mụn đầu đen: Mụn đầu đen thường là mụn trứng cá ở mũi, mụn mọc ở trong lỗ chân lông mở. Phần nhân chồi một chút trên bề mặt, sau một thời gian bị oxy hóa đầu nhân sẽ chuyển sang màu đen sậm.

- Mụn đầu trắng là mụn trứng cá ở mũi, mụn trứng cá trên trán, mụn trứng cá ở cằm. Mụn mọc dưới bề mặt lỗ chân lông khép kín, khi nặn mụn sẽ xuất hiện khối cứng nhỏ, chất màu trắng hoặc màu vàng đẩy ra.

- Mụn mủ có thể mọc ở tất cả các vị trí trên mặt nhưng có đôi khi chỉ xuất hiện tại một vị trí thường là cằm, trán hoặc hai bên mũi. Mụn mủ có kích thước lớn hơn mụn đầu đen, mụn đỏ, nốt mụn sưng to, có 1 đầu trắng ở giữa mụn.

- Mụn sần là mụn trứng cá đỏ, nhỏ, dạng sẩn.

- Mụn bọc: Cục mủ lớn giống như mụn nhọt, cứng và gây đau nhức khó chịu.

- Mụn nang: mụn nang là dạng mụn bọc lớn, chứa mủ phía trong khi bị va chạm mụn sẽ vỡ, chảy mủ và máu.

- Mụn cứng: Bên trong xuất hiện như khối u lớn, rắn gây đau dưới đề mặt da.

Mụn trứng cá ở mỗi người có mức độ và biểu hiện mụn trứng cá khác nhau từ nhẹ, vừa đến nặng. Mụn trứng cá tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính mạng của người bệnh cũng không gây biến chứng nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý giao tiếp của người bệnh. Mụn trứng cá thường xuất hiện ở mặt, ảnh hưởng lớn đến nhan sắc của chị em phụ nữ. Nhiều người bệnh vì cơ thể nhiều mụn mà tự ti, mặc cảm, ngại xuất hiện trước đám đông từ đó ảnh hưởng đến các mối quan hệ cũng như công việc.

Mụn trứng cá là gì? Triệu chứng mụn trứng cá

Mụn trứng cá có tự hết không?

Mụn trứng cá có khả năng tự lặn hết tuy nhiên với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam khả năng mụn tự khỏi là khá thấp. Không những vậy nếu để mụn lâu không chữa kịp thời có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị.

Có nên nặn mụn trứng cá không?

Có nên nặn mụn trứng cá không thì các bác sĩ chuyên gia da liễu đều khuyến cáo không nên nặn mụn trứng cá. Việc nặn mụn có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn, lan sang các vùng da bên cạnh hoặc gây thâm, tạo vết sẹo.

Để hiểu rõ về tình trạng mụn trứng cá và cách điều trị mụn trứng cá hiệu quả thì bạn cần tìm được nguyên nhân mụn trứng cá do đâu. Nguyên nhân mụn trứng cá do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.

Nguyên nhân mụn trứng cá

- Di truyền: Mụn trứng cá có di truyền không thì câu trả lời là có thể di truyền. Thực tế đã cho thấy nếu trong gia đình có bố mẹ bị mụn trứng cá thì nguy cơ bạn bị mụn trứng cá sẽ cao hơn 4 lần so với người bình thường. 

- Mụn trứng cá tuổi dậy thì: Trẻ em nam và nữ đang trong tuổi dậy thì cũng có khả năng bị mụn trứng cá nhiều hơn so với các giai đoạn khác đặc biệt với trẻ em nam. Thời điểm này các mụn trứng cá ở má, mụn trứng cá ở cằm và mụn trứng cá trên trán sẽ xuất hiện nhiều và thường là các mụn bọc, mụn mủ. Nguyên nhân sâu xa là do nồng độ hormone androgen khi dậy thì tăng đột biến khiến tuyến bã nhờn to ra,  tăng tiết chất nhờn gây bít lỗ chân lông.

- Da dầu, nhiều tế bào chết là nguyên nhân mụn trứng cá xuất hiện nhiều do lượng dầu quá nhiều, các tế bào chết không được làm sạch gây tắc nghẽn nang lông.

- Vệ sinh da mặt kém cũng là nguyên nhân mụn trứng cá ở cằm, ở má và trán xuất hiện.

- Dùng các chất tẩy rửa quá mạnh, da kích ứng chà xát mạnh, các lỗ chân lông mở to mà không có biện pháp se khít lỗ chân lông cũng là nguyên nhân mụn trứng cá bọc xuất hiện.

- Mỹ phẩm: Mỹ phẩm là nguyên nhân mụn trứng cá bọc xuất hiện ở mặt đặc biệt là mụn trứng cá ở má. Phấn phủ, phấn nước phủ mịn da mặt giúp chị em che đi khuyết điểm lỗ chân lông to nhưng sau đó nếu để lâu và không tẩy trang kỹ các hạt mịn này có thể gây bít, tắc lỗ chân lông thúc đẩy hình thành mụn trứng cá. 

- Vào 1 số thời điểm, giai đoạn chị em phụ nữ bị thay đổi tăng giảm nồng độ hormone sinh dục như bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, 3 tháng đầu mang thai có thể dẫn đến tình trạng mọc mụn trứng cá.

- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc tránh thai, thuốc động kinh, thuốc trầm cảm đều có thể là nguyên nhân mụn trứng cá xuất hiện. Thuốc tránh thai có thể dùng để điều trị mụn trứng cá nhưng cũng có trường hợp nhiều chị em khi sử dụng nhiều thuốc tránh thai sẽ có xuất hiện khá nhiều mụn trên mặt sau đó giảm dần và da mặt trở nên mịn màng.

- Yếu tố tâm lý cũng là một phần gây nên mụn trứng cá ở người trưởng thành. Người thường xuyên bị stress, căng thẳng dễ bị mọc mụn trứng cá ở mặt ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. 

- Môi trường: Môi trường làm việc nhiều khói bụi, nóng bức, thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, điện thoại, máy tính cũng là nguyên nhân khiến da mặt tiết nhiều chất nhờn, dễ bị vi khuẩn tấn công gây nên mụn.

Nguyên nhân mụn trứng cá

Mụn trứng cá và cách điều trị hiệu quả

Chữa mụn trứng cá bằng cách chăm sóc da mặt tại nhà

- Làm sạch da mặt mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Sau 10h tối không nên tác động vào da mặt. Khi rửa mặt ban đầu bạn nên dùng nước ấm để rửa giúp cho lỗ chân lông mở rộng ra, đẩy hết các vi khuẩn, bụi tích tụ ra bên ngoài. Bước rửa mặt cuối cùng nên sử dụng nước lạnh, có thể dùng đá để làm se khít lại lỗ chân lông.

- Với những bạn dùng khăn rửa mặt sau khi dùng xong nên phơi tại vị trí khô thoáng, đủ nắng ngăn vi khuẩn phát triển. Khăn rửa mặt ẩm ướt chứa vi khuẩn là nguyên nhân mụn trứng cá phát triển hoặc làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

- Sử dụng các loại mặt nạ trị mụn:

  • Mặt nạ mật ong chanh: dùng 1 thìa cafe mật ong và 2 - 3 giọt nước chanh pha trộn đều với nhau. Sau đó sử dụng đắp đều lên mặt trong khoảng 15 - 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Mật ong và chanh đều có khả năng kháng viêm tốt, áp dụng 2 lần 1 tuần đắp mặt nạ sẽ cho hiệu quả trị mụn đáng kể.

  • Nha đam: Nha đam có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm tốt và còn giúp giảm đau nhức. Khi mụn trứng cá chưa bị vỡ ra bạn có thể sử dụng phần thịt nha đam đắp lên vùng da mụn sẽ cho hiệu quả điều trị mụn đáng kể. 

  • Trà xanh: Bột trà xanh và sữa chua không đường là công thức mặt nạ trị mụn trứng cá tuổi dậy thì hiệu quả mà các bạn tuổi teen nên áp dụng. Để tăng hiệu quả trị mụn bạn có thể cho thêm 1 - 2 thìa mật ong vào hỗn hợp này. Không chỉ giúp giảm mụn, giảm thâm mà còn giúp làn da sáng mịn, căng bóng hơn.

  • Nghệ: Nghệ cũng là nguyên liệu được chị em ưu tiên sử dụng trong các công thức làm đẹp. Để dùng nghệ trị mụn trứng cá chị em có thể dùng công thức mặt nạ nghệ, mật ong hoặc nghệ với sữa chua không đường đều cho hiệu quả tốt. Bên cạnh đó nghệ còn có khả năng mờ thâm, giảm sẹo do mụn trứng cá để lại.

Thuốc điều trị mụn trứng cá

Thuốc điều trị mụn trứng cá bao gồm thuốc bôi và thuốc uống và đều tuân theo nguyên tắc điều trị nguyên nhân mụn trứng cá và điều trị theo mức độ biểu hiện mụn trứng cá. Khi đi thăm khám da liễu tùy theo tình trạng bệnh, nguyên nhân mụn trứng cá của từng cá nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều dùng phù hợp. Các loại thuốc điều trị mụn trứng cá sẽ tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng mụn trứng cá gây ra bao gồm giảm tiết chất nhờn, giảm viêm, tiêu nhân mụn và diệt vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh không nên tự ý sử dụng, các thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như nóng trong người, khô môi, khô da hoặc sử dụng không đúng thuốc và liều lượng làm tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Cách điều trị hiệu quả bằng công nghệ hiện đại

Công nghệ ánh sáng Blue Light

Công nghệ sử dụng ánh sáng xanh hay còn gọi là công nghệ Blue Light sử dụng ánh sáng đèn Led có bước sóng 415nm để tiêu diệt, ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn, làm tiêu nhân mụn ngăn chặn mụn tái phát.

Công nghệ ánh sáng Blue Light không gây đau, an toàn, không gây biến chứng có thể áp dụng cho mọi loại da kể cả da dầu, da khô hay da hỗn hợp. Không chỉ điều trị mụn trứng cá hiệu quả còn giúp trị thâm với chi phí thấp.

Mụn trứng cá và cách điều trị hiệu quả

Ánh sáng xung nhiệt IPL

Nguyên lý sử dụng phương pháp này là sử dụng ánh sáng chớp năng lượng cao có dải bước sóng từ 400 - 700nm và 870 - 1200nm để điều trị mụn trứng cá. Bên cạnh đó Hemoglobin trong máu cũng hấp thu ánh sáng và bị phân hủy giúp giảm đỏ và viêm tại các vết mụn trứng cá.

Công nghệ trị mụn trứng cá IPL là phương pháp trị mụn nhanh chóng, thời gian điều trị ngắn khoảng 45 - 60 ngày cho 6 liệu trình, điều trị giãn cách 1 - 2 tuần, mỗi lần điều trị mất khoảng 20 phút. Phương pháp này còn giúp làm trắng vùng sẹo thâm do mụn để lại, ngăn ngừa mụn tái phát.

Giảm đỏ bằng công nghệ laser Vbeam Perfecta

Công nghệ laser Vbeam Perfecta sử dụng máy laser nhuộm màu tia Vbeam thế hệ mới nhất có tên gọi Perfecta, sử dụng bước sóng 595nm với độ dài xung 450 - 1500ms tác động sâu dưới da mà không gây hư hại làn da. 

Với các mụn trứng cá đỏ thì công nghệ laser Vbeam Perfecta là phương pháp điều trị hiệu quả. Không chỉ giúp điều trị mụn hiệu quả giảm đỏ, giảm thâm mà còn giúp trẻ hóa làn da thông qua việc kích thích tăng sinh collagen.

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn gửi đến chị em về mụn trứng cá. Hy vọng qua bài viết này chị em đã có thông tin hữu ích về mụn trứng cá là gì, nguyên nhân mụn trứng cá xuất hiện, dấu hiệu mụn trứng cá và cách điều trị hiệu quả

Mụn trứng cá là gì? nguyên nhân triệu chứng và cách chữa
Đánh giá: 9.5 / 10 ( 36 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 18-05-2021