Cách vệ sinh vùng kín đúng cách ở nữ, nam giới hàng ngày
- Tác giả:  Hải Yến
- Tham vấn y khoa:  BS. Lê Văn Điển
Sức khỏe sinh sản là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của con người. Để có một sức khỏe sinh sản tốt cả nam giới và nữ giới cần phải biết vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít người biết cách vệ sinh vùng kín làm sao cho đúng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách vệ sinh vùng kín đúng cách ở nữ giới và nam giới hàng ngày để mọi người có thể tham khảo.
Vệ sinh vùng kín đúng cách ở nữ hàng ngày
Để tránh mắc những bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm tử cung,... thì vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày là điều rất cần thiết. Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ để từ đó có thể đưa ra phương pháp vệ sinh vùng kín đúng cách ở chị em.
Cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ
Bộ phận sinh dục nữ cấu tạo khá phức tạp, được tổ chức phiền hà và hình thành từ không ít cấu trúc riêng biệt.
Cấu tạo bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ gồm:
- Âm hộ: Tất cả tổ chức bên ngoài nhìn thấy được, có 2 chỗ mở vô trong là lỗ tiểu và lỗ âm đạo.
- Lỗ tiểu: Để thoát nước tiểu ra ngoài, hai bên có tuyến Skene.
- Lỗ âm đạo: Lối ra của máu kinh,ở hai bên có tuyến Bartholin.
- Âm vật: tương đương với dương vật của nam giới, là vùng nhạy cảm, khi bị kích thích sẽ cương to lên, tạo cảm giác khoái cảm.
- Môi lớn và môi nhỏ: Là nếp gấp da bên ngoài để bảo vệ, che chắn cho âm vật, lỗ tiểu và cửa âm đạo. Môi nhỏ có nhiều thần kinh cảm giác và mạch máu.
- Âm đạo: Là đường dẫn từ âm hộ tới cửa tử cung, hình ống xẹp dài 10 cm, nhiều nếp gấp ngang. Khi giao hợp hoặc sinh đẻ âm đạo sẽ giãn ra.
- Màng trinh: Bao quanh lỗ âm đạo là một lớp màng mỏng được gọi là màng trinh. Ngay cả đối với những bạn nữ chưa quan hệ tình dục bao giờ, màng trinh cũng không phải kín hoàn toàn để kinh nguyệt có thể chảy ra. Màng trinh sẽ bị rách sau lần giao hợp đầu tiên. Do đó, từ xưa đến nay màng trinh được xem như là thước đo đánh giá sự trinh tiết, trong trắng của chị em. Lớp màng trinh ở các chị em có hình dạng và độ dày khác nhau.
- Tuyến Bartholin: Nằm 2 bên đường vào âm đạo có chức năng tiết chất nhầy để bôi trơn khi giao hợp.
- Tầng sinh môn: Bao gồm các bộ phận mềm cân, cơ, dây chằng giúp nâng đỡ cơ quan sinh dục trong khung xương chậu.
Chi tiết cấu tạo bộ phận sinh dục nữ 2D 3D chi tiết
Bộ phận sinh dục trong của nữ giới gồm:
- Cổ tử cung: Có hình dạng giống như miệng cá, nằm ở giữa âm đạo và tử cung, không có dây thần kinh. Kích thước cổ tử cung ở mỗi người sẽ khác nhau. Cổ tử cung đảm nhận rất nhiều chức năng quan trọng: Ngăn chặn các loại ký sinh, nấm và vi khuẩn xâm lấn vào bên trong tử cung. Bên cạnh đó, bộ phận này sẽ giúp dẫn máu kinh ra ngoài trong chu kỳ hành kinh và tiết chất nhầy để trứng và tinh trùng có thể gặp nhau dễ dàng hơn..
- Tử cung (dạ con): Trông giống như hình quả lê lộn ngược, nằm ngay ở điểm giao thoa giữa bàng quang và trực tràng. Tùy theo sự phát triển của từng người tử cung sẽ có sự thay đổi về kích thước và hình dạng. Trong quá trình mang thai, tử cung sẽ giãn nở nhiều nhất.
- Ống dẫn trứng ( vòi trứng): Nằm ở khoang bụng, được cấu tạo bởi 2 ống dẫn dài và hẹp. Chức năng chính của ống dẫn trứng là giúp trứng và tinh trùng gặp nhau, tạ nên quá trình thụ tinh. Nếu vòi trứng bị tắc chị em rất dễ gặp phải tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
- Buồng trứng: Có hình hạt dẹt như quả hạnh nhân, màu trắng ngà nằm trong vùng chậu. Mỗi buồng trứng có kích thước 4x3x1cm chứa khoảng 300.000 đến 500.000 tế bào trứng (noãn) , có chất đệm bao quanh. Buồng trứng đảm nhận chức năng sản xuất trứng và sản xuất hormone.
Thế nào là vệ sinh vùng kín đúng cách ở nữ giới
Âm đạo là bộ phận nhạy cảm trong cơ thể, cũng giống như những cơ quan nội tạng khác âm đạo cũng cần phải được giữ sạch sẽ và khỏe mạnh. Vệ sinh vùng kín thế nào là sạch sẽ và đúng cách, chị em hãy bỏ túi những cách sau để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa:
- Âm đạo có cơ chế tự làm sạch chị em không nên thụt rửa quá sâu làm ảnh hưởng đến môi trường âm đạo và tổn thương vùng kín. Chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng âm hộ bên ngoài bằng nước sạch 2 lần mỗi ngày và lau khô bằng khăn sạch sau mỗi lần rửa.
- Sử dụng xà phòng không mùi, dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để rửa vùng kín. Xà phòng mạnh, dung dịch vệ sinh có độ pH cao có thể gây kích ứng âm hộ và âm đạo, làm mất cân bằng độ pH tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập.
- Khi rửa cần chú ý cẩn thận làm sạch tất cả các nếp gấp xung quanh âm đạo. Nhẹ nhàng kéo môi lớn ra ngoài và lau xung quanh các nếp gấp da bên trong. Các mảnh da trên âm vật và vùng bên ngoài cửa âm đạo cũng đều phải được làm sạch.
- Chú ý rửa hậu môn sau cùng, rửa từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo. Việc rửa từ sau ra trước sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đaho hoặc viêm đường tiết niệu.
- Lựa chọn những quần lót có chất liệu cotton để ngăn ngừa kích ứng, thấm hút tốt giảm độ ẩm, giúp cho vùng kín luôn khô thoáng. Thay đồ lót hàng ngày và giặt ngay sau khi thay, nên phơi quần lót ở nơi có ánh nắng, tránh mặc quần lót còn ẩm ướt.
- Khi đến kỳ kinh nguyệt, chú ý thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần. Những ngày “đèn đỏ” là những ngày rất nhiều nhạy cảm, đây là điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn, nấm, ký sinh gây viêm nhiễm phụ khoa sự xâm nhập và phát triển do đó vùng kín cần đặc biệt được chú ý và vệ sinh sạch sẽ. Lựa chọn những băng vệ sinh đảm bảo chất lượng. Rửa sạch tay trước và sau mỗi lần thay băng vệ sinh.
- Vệ sinh sạch sẽ và đúng cách bằng nước sạch sau mỗi lần quan hệ tình dục. Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để tránh nhiễm khuẩn đường tiểu.
- Sử dụng giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng mềm, không mùi, không chứa hóa chất hoặc vệ sinh bằng nước sạch nhẹ nhàng sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Tuyệt đối không tắm hoặc bơi ở những nơi có nguồn nước không được sạch sẽ.
Vệ sinh vùng kín đúng cách ở nam giới hàng ngày
So với nữ giới, cấu tạo bộ phận sinh dục của nam đơn giản hơn, việc vệ sinh không phức tạp nên ít có khả năng nhiễm khuẩn hơn. Do đó, nhiều người rất chủ quan thường vệ sinh “cậu nhỏ” rất sơ sài và không đúng cách. Hành động này đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thậm chí và vô sinh.
Cấu tạo cơ quan sinh dục nam
Hệ thống sinh sản của nam giới hầu hết đều nằm bên ngoài khoang bụng hoặc xương chậu.
Các bộ phận sinh dục bên ngoài của nam giới gồm:
- Dương vật: Đây là cơ quan giao hợp của cánh mày râu có cấu tạo gồm 3 phần: Gốc, trục và quy đầu dương vật.
- Phần gốc: Là vị trí dương vật bám vào thành bụng của nam giới
- Phần thân (hay trụ): Có hình dạng giống như hình trụ hoặc ống. Phần thân của dương vật có cấu tạo 3 khoang bên trong. Phía bên trong khoang có 1 mô cương cứng đặc biệt có hàng ngàn những khoảng trống để chứa đựng máu. Do đó, khi phái mạnh bị kích thích dương vật sẽ trở nên cương cứng.
- Phần quy đầu dương vật: Đây là phần cuối của dương vật được gọi là đầu dương vật hoặc quy đầu. Có một lớp da mỏng, lỏng lẻo bảo phủ quanh đầu dương vật gọi là bao quy đầu.
Dương vật của nam giới chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác và nhạy cảm nên khi các quý ông đạt đến cực khoái ở mỗi cuộc yêu tinh dịch có chưa tinh trùng sẽ được xuất ra ngoài thông qua phần cuối của dương vật và quy đầu.
- Bìu: Là 1 túi da lỏng lẻo được treo bên ngoài cơ thể, ngay dưới phần gốc của dương vật. Chức năng của bìu là giữ tinh hoàn ở đúng vị trí.
- Tinh hoàn: Là 1 cặp tuyến có hình dạng như 2 quả trứng nằm bên trong bìu giữ chức năng sản xuất testosterone và tinh trùng.
Cấu tạo cơ quan sinh dục trong của nam giới:
- Niệu đạo: Đây là 1 ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.
- Ống dẫn tinh: Ống dẫn tinh có chiều dài khoảng 30cm, đường kính 2- 3mm, lòng ống chỉ rộng khoảng 0,5 mm. Đi từ đuôi mào tinh hoàn đến mặt sau của bàng quang, kết hợp với ống tiết của túi tinh để tạo thành ống phóng tinh. Chịu trách nhiệm dẫn nước tiểu và tinh trùng đến dương vật.
- Túi tinh: Là một túi dự trữ tinh trùng và là nơi tiết một ít chất dịch trước khi phóng tinh. Túi tinh dài khoảng 5cm, nằm ở mặt sau bàng quang.
Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu TOP 5 nguyên nhân thường gặp
Vệ sinh vùng kín đúng cách ở nam giới là như thế nào?
Việc giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ của nam giới là điều cần thiết không kém gì phụ nữ, đặc biệt là ở vùng da bìu và bao quy đầu để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Để giữ vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ cánh mày râu nên chú ý những điều sau:
- Nhẹ nhàng rửa dương vật, cẩn thận kéo lên kéo xuống theo hướng của dương vật để làm sạch cả phần bị che phủ bởi bao quy đầu bằng nước sạch. Đặc biệt, tránh chà xát mạnh gây tổn thương dương vật
- Sau khi rửa sạch bằng nước, dùng tay nhẹ nhàng vỗ nhẹ để làm khô đầu dương vật, vùng bên dưới bao quy đầu và phần còn lại của dương vật.
- Thay đồ lót hàng ngày. Đồ lót luôn phải được sạch sẽ, phơi khô hoàn toàn trước khi mặc.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục. Đặc biệt vùng dưới bộ phận sinh dục cần phải vệ sinh cẩn thận hơn vì mồ hôi và lông có thể tạo ra mùi khó chịu.
- Đảm bảo rằng vùng kín luôn được lau khô bằng khăn sạch sau khi bơi hoặc tắm để giữ tình trạng khô ráo tránh bị nhiễm nấm.
- Không nên dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín vì đây là vùng da mỏng và rất nhạy cảm. Lựa chọn những xà phòng chuyên dụng, chứa thành phần tự nhiên, không mùi. Nếu không bạn có thể vệ sinh bằng nước sạch hoặc nước ấm là gần như đã loại bỏ hết bụi bẩn và mầm bệnh.
Việc vệ sinh vùng kín ở nữ giới và nam giới rất đơn giản và không mất nhiều thời gian mỗi ngày. Chỉ với những lưu ý cơ bản bạn không phải lo lắng bộ phận sinh dục của mình gặp phải những bệnh lý nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, khi bộ phận sinh dục xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đi gặp bác sĩ để được thăm khám và có những liệu pháp điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số Hotline 0395456294 hoặc bấm vào khung chat để được tư vấn hỗ trợ từ các bác sĩ