Bị say nắng uống gì? nguyên nhân dấu hiệu cách chữa trị

Say nắng và say nóng là tình trạng phổ biến vào thời điểm mùa hè, nhất là những ngày nắng nóng gay gắt đồng thời nhiệt độ tăng cao nhanh chóng. Hiện tượng say nắng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí nếu không có biện pháp xử lý kịp thời còn có nguy cơ dẫn đến các di chứng thần kinh về sau đó hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu say nắng say nóng, bị say nắng uống gì và cách chữa say nắng ra sao, những câu hỏi này sẽ được các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp ngay sau đây để bạn đọc cùng tham khảo.

Thế nào là say nắng? Nguyên nhân bệnh say nắng

Thời điểm mùa hè oi bức, đặc biệt là những ngày nắng gắt cao điểm kèm theo độ ẩm không khí xuống mức thấp khiến cơ thể người bị mất nước nhanh chóng, từ đó dẫn đến mệt mỏi và đặc biệt là hiện tượng say nắng. Cụ thể, say nắng (hay còn được biết đến với tên gọi cảm nắng hoặc sốc nhiệt) xảy ra khi cơ thể nóng quá mức, thân nhiệt gia tăng lên tới 40 độ C hoặc có thể cao hơn. Dưới tác động của nắng nóng kéo dài, chức năng hoạt động của hệ thống các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và thần kinh sẽ trở nên rối loạn.

Ngoài ra, bên cạnh say nắng thì say nóng cũng là một tổn thương đặc trưng gây ra bởi thời tiết nắng nóng mà cơ thể dễ gặp phải. Say nóng được hiểu là tình trạng rối loạn điều hòa thân nhiệt và vận mạch kèm theo mất nước toàn thể, chủ yếu gặp phải ở những người phải làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, tiếp xúc quá lâu hoặc vận động thể lực quá sức dưới trời nắng nóng khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt bị mất kiểm soát.

Nguyên nhân bệnh say nắng say nóng có thể giải thích là do tình trạng tăng thân nhiệt, quá trình đào thải mồ hôi cũng nhanh chóng hơn từ đó cơ thể bị mất lượng nước lớn. Lúc đó lượng nhiệt mà cơ thể sinh ra cũng như phải hấp thụ vào sẽ cao hơn nhiều so với lượng nhiệt tỏa ra bên ngoài môi trường, sự mất cân bằng này sẽ hình thành nên hội chứng say nắng say nóng thường gặp.

Thêm vào đó, hiện tượng say nắng còn nhiều khả năng gặp phải ở những người không đảm bảo về chế độ dinh dưỡng, không bổ sung đầy đủ nước hằng ngày, ảnh hưởng từ một số loại thuốc sử dụng trong thời gian dài… Nhìn chung, tất cả mọi người đều có nguy cơ bị say nắng nếu không lưu ý bảo vệ sức khỏe, mặc dù vậy trẻ em, người cao tuổi già yếu và người đang bị các bệnh mãn tính là những nhóm đối tượng sẽ dễ mắc phải say nắng hơn cả.

Lý do là bởi sức khỏe của hệ thống thần kinh trung ương đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng cơ thể đối phó với nhiệt độ cao, mà trẻ nhỏ lại chưa phát triển toàn diện, hoạt động điều hòa thân nhiệt chưa ổn định hoàn toàn nên chắc chắn tốc độ thích nghi với nắng nóng cũng chậm hơn. Còn ở những người cao tuổi thì hệ thần kinh trung ương lại dần suy giảm hoạt động theo thời gian, nguy cơ càng gia tăng khi có kèm theo bệnh lý cơ thể.

Thế nào là say nắng? Nguyên nhân bệnh say nắng

Những dấu hiệu say nắng say nóng phổ biến

Thông thường, tình trạng say nóng sẽ khiến thân nhiệt dần dần gia tăng nên có thể theo dõi và phát hiện các triệu chứng. Ngược lại, chứng say nắng lại xảy ra một cách đột ngột kèm theo những biểu hiện có diễn biến nhanh chóng. Tuy nhiên, các dấu hiệu say nắng say nóng đôi khi cũng có mức độ nặng nhẹ khác nhau, phụ thuộc vào thời gian và tốc độ tăng thân nhiệt, cụ thể như sau:

  • Những triệu chứng say nắng say nóng ban đầu ở mức độ nhẹ: Mất nước, thở nhanh, tim đập nhanh, làn da trở nên đỏ do cơ chế giãn mạch và thải nhiệt, ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn…, cần phải lưu ý bởi các dấu hiệu này ở người cao tuổi sẽ khó phát hiện hơn.

  • Các biểu hiện của say nắng say nóng nghiêm trọng: Mất điện giải nặng nề, hạ huyết áp, khó thở tăng nhanh, chuột rút chức năng hoạt động của hệ thần kinh trở nên rối loạn (kích động, lú lẫn, co giật, mê sảng), ngất xỉu, nguy hiểm hơn là hôn mê, trụy tim mạch và dẫn tới tử vong nếu không được can thiệp xử lý đúng cách kịp thời.

Có thể nhận thấy rằng, say nắng có nguy cơ cao để lại hàng loạt hậu quả khó lường đối với người mắc, vì vậy việc chủ động tìm hiểu và nắm bắt được những kiến thức cơ bản là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh.

Cách chữa say nắng kịp thời và an toàn hiệu quả

Khi gặp người có biểu hiện bị say nắng cách tốt nhất vẫn cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ, tuy nhiên cần đồng thời tiến hành sơ cứu cho người bệnh giúp kiểm soát tình trạng hiện tại, tránh diễn biến nặng nề hơn bằng những phương pháp như dưới đây:

  • Thực hiện di chuyển người bệnh vào nơi thoáng mát, tránh tập trung đông người, cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết, sau đó sử dụng quạt (nếu có) và chườm lạnh bằng khăn mát hoặc túi nước đá vào những vị trí như cổ, hai bên nách và bẹn (do các vùng này có nhiều mạch máu đi gần ngoài da) giúp giảm thân nhiệt. Trong trường hợp có nhiệt kế hãy theo dõi và sơ cứu cho đến khi nhiệt độ cơ thể của người bệnh giảm xuống còn dưới 39 độ C.

  • Cho người bệnh uống bổ sung nước mát có pha muối, tuy nhiên nếu như người bệnh liên tục bị nôn ói, rơi vào tình trạng hôn mê không thể tự uống được nước hoặc khó thở và đau ngực, đau bụng tăng nhanh phải ngay lập tức đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất, lưu ý vẫn phải chườm mát liên tục trong khi di chuyển bệnh nhân.

Khi ở cơ sở y tế, cách chữa say nắng phổ biến nhất là thực hiện truyền nước và điện giải, sử dụng kèm theo các loại thuốc cần thiết nếu người bệnh bị sốt cao hoặc co giật, trường hợp nguy hiểm hơn là bệnh nhân hôn mê thì bác sĩ có thể sẽ phải cho thở máy.

Cách chữa say nắng kịp thời và an toàn hiệu quả

Bị say nắng uống gì để cải thiện tình trạng?

Ngoài nước mát có pha muối, người bệnh say nắng nếu như vẫn có thể uống nước như bình thường còn có thể tham khảo một số loại nước phổ biến mang lại công dụng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng mệt mỏi khó chịu như dưới đây:

  • Nước chanh: Chanh tươi sẽ cung cấp cho cơ thể vitamin C cùng nhiều khoáng chất như kali, natri, canxi… giúp hạn chế những triệu chứng say nóng bao gồm mệt mỏi, buồn nôn chóng mặt và giải khát nhanh chóng, nước chanh khi pha có thể thêm vào một ít muối để nâng cao công dụng bù muối bù nước cho người bệnh.

  • Bột sắn dây: Nếu bạn đang băn khoăn say nắng uống gì thì đừng nên bỏ qua bột sắn dây bởi đây là loại nguyên liệu có khả năng thanh nhiệt hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần lấy khoảng một lượng bột sắn dây vừa đủ pha cùng với nước, có thể thêm ít đường khuấy đều rồi cho bệnh nhân sử dụng ngay.

  • Nước rau má: Nguyên liệu này có tính mát, công dụng lợi tiểu và giải độc thanh nhiệt nên có thể uống nước rau má xay nhuyễn trực tiếp, hoặc áp dụng bài thuốc rau má khô kết hợp với lá đinh lăng, nhân trần và cam thảo hãm nước sôi thành trà uống hết trong ngày giúp giải khát, chữa say nắng.

  • Nước ép mía và ngó sen: Ngó sen kết hợp với mía cũng là một loại nước uống hiệu quả nếu đang băn khoăn người bệnh bị say nắng uống gì. Tiến hành bằng cách ép lấy nước khoảng 100 gam ngó sen tươi, sau đó trộn đều cùng với 50 ml nước mía rồi uống trực tiếp, thực hiện 2 lần/ngày.

  • Nước dưa hấu: Thành phần của dưa hấu chứa nhiều loại vitamin cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, magie, sắt… có lợi cho sức khỏe, chữa trị say nắng say nóng hiệu quả. Cách thực hiện: Ép riêng dưa hấu và cà chua với lượng vừa phải, sau đó trộn đều với nhau để bệnh nhân uống từ từ.

  • Nước bí xanh: Bí xanh là nguyên liệu phổ biến có tính mát, giải độc và thanh nhiệt, hỗ trợ phòng chống tình trạng say nắng, giải khát trong trời nắng nóng oi bước, khi ép nước bí xanh nên hòa thêm một ít muối để nâng cao hiệu quả.

  • Sữa: Say nắng uống gì thì bổ sung sữa cho người bệnh cũng là một phương pháp phù hợp, bởi các thành phần dinh dưỡng trong sữa không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe mà còn có thể đẩy lùi các triệu chứng mệt mỏi khó chịu.

Bị say nắng uống gì để cải thiện tình trạng?

Một số lưu ý về cách phòng tránh say nắng

Để hạn chế tối đa hiện tượng say nắng, say nóng, phòng ngừa biến chứng khó lường, các chuyên gia khuyên rằng mỗi người nên tự chủ động thực hiện một số lưu ý sau đây:

  • Tránh ra ngoài hoặc đứng lâu vào những khoảng thời gian nắng nóng cao điểm, nếu có việc cần thiết phải che chắn kín đáo với đồ chống nắng, khẩu trang, mũ, sử dụng kem chống nắng…, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời phải đảm bảo được trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ chuyên dụng và có thời gian nghỉ ngơi xen kẽ.

  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày, chia ra nhiều thời điểm khác nhau chứ không nên chỉ tập trung uống cùng một lúc, bổ sung cho cơ thể rau củ và hoa quả tươi, tránh các loại nước có cồn hoặc có chứa chất caffein.

  • Tránh di chuyển qua lại nhiều lần giữa nơi có nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp và ngược lại (ví dụ như ra vào điều hòa liên tục) bởi điều này sẽ khiến nhiệt độ của cơ thể bị thay đổi đột ngột, không thích nghi kịp thời gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Xây dựng một chế độ sinh hoạt phù hợp và lành mạnh, không làm việc quá sức, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để có sức khỏe tốt hơn trong thời tiết nắng nóng oi bức khó chịu.

Như vậy, các chuyên gia sức khỏe Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã chia sẻ những thông tin cần biết về tình trạng say nắng, bị say nắng uống gì và cách chữa trị an toàn hiệu quả. Hy vọng rằng qua đây bạn đọc sẽ nắm bắt được cụ thể nguyên nhân, dấu hiệu say nắng say nóng đồng thời biết cách xử lý trong trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân mình và những người xung quanh

Bị say nắng uống gì? nguyên nhân dấu hiệu cách chữa trị
Đánh giá: 9.3 / 10 ( 22 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 29-06-2021