Bị cảm lạnh: nguyên nhân dấu hiệu biểu hiện và cách chữa

Cảm lạnh là một trong các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến khi thời tiết trở lạnh, trong số đó trẻ em và người cao tuổi là những nhóm đối tượng dễ mắc hơn cả. Phần lớn hiện tượng này sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, tuy nhiên các biểu hiện cảm lạnh đôi khi dễ bị nhầm lẫn sang cảm cúm khiến người bệnh điều trị sai cách. Vậy cụ thể nguyên nhân bị cảm lạnh do đâu, dấu hiệu triệu chứng như thế nào và cách chữa cảm lạnh ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để có lời giải đáp chính xác.

Những nguyên nhân gây cảm lạnh cần biết

Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều người nhầm lẫn dấu hiệu bị cảm lạnh với bệnh cảm cúm do có sự tương đồng với nhau, nhưng đây lại là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Giải đáp câu hỏi cảm lạnh là gì, các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết đây là bệnh lý hình thành do sự tấn công của nhiều loại virus khác nhau nhưng phổ biến nhất là chủng Rhinovirus sau đó tới Enterovirus, có thể gây tác động đến tai, mũi, họng cùng lúc.

Người bệnh bị cảm lạnh chủ yếu vào mùa đông do trời lạnh, khi trời mưa bất chợt hay thời tiết thay đổi đột ngột, các tác nhân gây bệnh dễ dàng sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Xét về nguyên nhân của bệnh cảm lạnh, virus sẽ có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua đường mắt, mũi, miệng, nhưng cũng không thể bỏ qua việc lây lan từ các giọt bắn trong không khí khi bệnh nhân hắt hơi hoặc ho. Nếu như sử dụng chung đồ với người bệnh cảm lạnh cũng có thể là nguyên nhân của cảm lạnh nhưng trường hợp này tương đối ít gặp.

Theo các con số thống kê, một người có nguy cơ mắc cảm lạnh trung bình tới 200 lần trong cả cuộc đời. Trẻ em dưới 6 tuổi rất dễ gặp phải tình trạng này và chiếm tỷ lệ cao hơn người cao tuổi, nhưng ngay cả người khỏe mạnh hay đặc biệt là phụ nữ đang mang thai cũng vẫn dễ bị cảm lạnh khoảng 1 - 3 lần mỗi năm. Thế nhưng, cảm giác ớn lạnh khi mang thai không phải chỉ do duy nhất bệnh cảm lạnh, mà bà bầu cần phải lưu ý bởi nguyên nhân còn có thể bởi thiếu máu, ốm nghén hoặc nguy hiểm hơn là nhiễm trùng (nhiễm trùng ối, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp trên hay hệ tiêu hóa nhiễm phải virus).

Bên cạnh những nguyên nhân cảm lạnh kể trên thì nguy cơ mắc phải bệnh lý này cũng sẽ gia tăng do các yếu tố ảnh hưởng như dưới đây:

  • Nguy cơ bị cảm lạnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, đặc biệt là khi trẻ đang đi học mầm non hoặc mẫu giáo.

  • Mùa thu và mùa đông là những khoảng thời gian dễ mắc bệnh cảm lạnh nhất, nhưng thực tế vào các thời điểm khác trong năm vẫn có khả năng nhiễm bệnh.

  • Yếu tố tiếp xúc cũng cần phải nhắc tới trong trường hợp môi trường xung quanh có nhiều người đang bị cảm, ví dụ như ở trường học, công sở, nơi sinh hoạt cộng đồng...

  • Hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể trở nên suy yếu do đang mắc phải một số bệnh lý mãn tính thì tỷ lệ bị virus cảm lạnh tấn công cũng sẽ theo đó mà gia tăng hơn.

  • Các biểu hiện của cảm lạnh ở những người thường xuyên hút thuốc sẽ bùng phát nhanh chóng và ở mức độ nặng hơn so với bình thường.

Những nguyên nhân gây cảm lạnh cần biết

Triệu chứng, biểu hiện và dấu hiệu bị cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh thông thường chủ yếu sẽ gây ảnh hưởng đến vùng mũi, các xoang và họng, đồng thời những biểu hiện cảm lạnh cũng xuất hiện một cách từ từ chứ không đột ngột như bệnh cảm cúm. Sau khoảng từ 2 - 3 ngày nhiễm phải virus, người bệnh sẽ bắt đầu biểu hiện ra ngoài các triệu chứng và kéo dài trong 3 - 7 ngày tiếp theo đó.

Nếu được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách, nhìn chung người bệnh cảm lạnh sẽ khỏi trong vòng từ 7 - 10 ngày hoặc sớm hơn. Ở mỗi người khác nhau thì dấu hiệu cảm lạnh cũng không hoàn toàn giống nhau y hệt, tuy nhiên thường gặp nhất là những triệu chứng có thể kể đến bao gồm như sau:

  • Ban đầu người bệnh thường bị nghẹt mũi và khó thở, sau đó chuyển sang sổ mũi, chảy nhiều nước mũi, dịch mũi có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, có thể xuất hiện cả tình trạng chảy nước mắt.

  • Cảm lạnh viêm họng, đau rát họng gây khó chịu khi nuốt nước bọt và ăn uống cũng kém hơn.

  • Hắt hơi nhiều lần liên tục và có kèm theo ho.

  • Nhức đầu, đau nhức các cơ ở mức độ nhẹ

  • Cảm lạnh sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi khó chịu và có cảm giác lạnh nhưng không quá nghiêm trọng. Cần phân biệt rõ ràng với cảm giác ớn lạnh hay cảm giác lạnh sống lưng xuất hiện với tần suất nhiều lần bởi đây nhiều khả năng là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác trên cơ thể.

  • Ngoài những dấu hiệu kể trên, biểu hiện trẻ bị cảm lạnh còn có thể bao gồm cả nôn mửa, tiêu chảy, dễ cáu gắt hơn bình thường.

Thông thường, các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh sẽ giảm dần và tự hết nên không cần phải đi khám nếu như có thể trạng ổn định. Ngược lại, trong trường hợp trẻ vốn có hệ miễn dịch hoạt động kém hoặc bị suy giảm thì các bậc phụ huynh phải thận trọng bởi nếu không can thiệp xử lý kịp thời đúng cách sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hại.

Ở người lớn, như chúng tôi đã chia sẻ trước đó thì cảm giác hơi gai lạnh do cảm lạnh chỉ khá nhẹ và không thường xuyên. Nếu xuất hiện nhiều lần, cảm giác ớn lạnh là bệnh gì có khả năng bạn đang bị cúm virus, nhiễm trùng, suy giáp, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, suy dinh dưỡng, hoặc ảnh hưởng từ tác dụng phụ từ một số loại thuốc.

Triệu chứng, biểu hiện và dấu hiệu bị cảm lạnh

Bị cảm lạnh nên làm gì? Cách chữa cảm lạnh nhanh nhất

Bệnh cảm lạnh được đánh giá là tình trạng không quá nguy hiểm đối với sức khỏe và tự khỏi được sau khoảng 1 tuần, nhưng một số trường hợp vẫn có khả năng dẫn tới sưng ở vùng mũi hoặc phổi, viêm xoang cấp tính, viêm phế quản, viêm tai giữa… Chính vì vậy, việc chủ động tìm hiểu các triệu chứng cảm lạnh và cách chữa là điều cần thiết mà mọi người đều phải lưu ý để xử lý hiệu quả nếu không may mình hoặc người thân mắc bệnh.

Đối với câu hỏi cảm lạnh nên làm gì, tốt nhất là người bệnh nên chú trọng dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và có thể tham khảo áp dụng một số phương pháp như dưới đây:

Một số mẹo trị cảm lạnh tại nhà phổ biến

Để cải thiện tình trạng khó chịu và các dấu hiệu cảm lạnh, người bệnh hãy thử thực hiện theo những cách chữa cảm lạnh đơn giản ngay tại nhà bao gồm:

  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Điều này sẽ giúp cơ thể người bệnh được hồi phục lại năng lượng và hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, vì vậy khi bị cảm lạnh phải tránh làm việc quá sức, không thức khuya mà cần ngủ đủ giấc, để đầu óc được thoải mái, thư giãn bằng một số hoạt động như nghe nhạc, ngồi thiền, vận động nhẹ nhàng…

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Uống nhiều nước cũng là cách chữa cảm lạnh giúp mang lại công dụng bù nước cho cơ thể, làm tan dịch đờm ở mũi và cổ họng, đào thải các độc tố ra bên ngoài. Ngoài nước lọc thì người bệnh cũng có thể thay đổi bằng nước ép trái cây, trà chanh mật ong ấm, canh, súp, cháo loãng…

  • Sử dụng nước muối loãng: Nếu bạn đang băn khoăn về cách chữa cảm lạnh nhanh nhất thì đừng nên bỏ qua việc vệ sinh miệng và họng bằng nước muối loãng, với tác dụng chống viêm, sát khuẩn và giảm đau rát họng. Đối với trẻ nhỏ thì nước muối sinh lý cũng được dùng để vệ sinh mũi giúp làm thông mũi, loại bỏ chất bẩn.

  • Tắm bằng nước ấm: Kể cả trẻ em hay người lớn khi bị cảm lạnh đều tuyệt đối tránh việc tắm nước lạnh bởi điều đó sẽ khiến cho thân nhiệt giảm đột ngột, dẫn đến bệnh tình ngày một nghiêm trọng hơn. Vì thế hãy tắm hoặc vệ sinh cơ thể nhanh chóng bằng nước ấm nhằm bổ sung hơi nước, hỗ trợ thông mũi và giữ ẩm.

  • Bị cảm lạnh nên ăn gì: Các loại rau lá màu xanh đậm, hoa quả tươi, khoai lang, gừng, những loại cá giàu hàm lượng Omega-3, trứng, các loại hạt, sữa chua..., đồ ăn được nấu chín mềm hoặc những món ăn loãng để dễ tiêu hóa, tránh đau họng.

  • Hạn chế việc đi ra ngoài: Vào mùa lạnh nhiệt độ bên ngoài và trong nhà sẽ có sự chênh lệch đáng kể, do đó người bệnh hãy hạn chế ra ngoài nếu không có việc cần thiết, trường hợp khi cần đi ra ngoài phải mặc đủ ấm, đội mũ và đeo khẩu trang để cơ thể không bị nhiễm lạnh.

Người bệnh bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Ngoài những cách trị cảm lạnh tự nhiên tại nhà kể trên thì việc sử dụng thuốc cũng giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên không phải vì vậy mà người bệnh có thể lạm dụng một cách tùy tiện bởi sẽ để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn, khiến sức khỏe gặp phải nhiều vấn đề nguy hại, đặc biệt là tuyệt đối không cho trẻ em dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Bị cảm lạnh uống thuốc gì phổ biến là các loại thuốc hạ sốt không cần kê toa, thuốc giảm đau, thuốc xịt làm thông mũi, thuốc hoặc siro trị ho, sản phẩm bổ sung vitamin C, kẽm...

Lưu ý từ chuyên gia: Trong trường hợp cảm lạnh kéo dài kèm theo những triệu chứng như sốt cao hơn 38.5 độ C từ 5 ngày trở lên hoặc đột ngột sốt trở lại, thường xuyên khó thở, bị xoang và đau họng, nhức đầu mức độ nghiêm trọng, trẻ sơ sinh 1 - 3 tháng tuổi sốt 38 độ C, trẻ bỏ ăn và buồn ngủ bất thường… cần phải nhanh chóng đến ngay các cơ sở y khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và tìm ra hướng xử lý hiệu quả an toàn.

Bị cảm lạnh nên làm gì? Cách chữa cảm lạnh nhanh nhất

Cách phòng tránh bị cảm lạnh

Thời tiết thay đổi đột ngột kết hợp với những thói quen thiếu khoa học sẽ là điều kiện thuận lợi để virus gây cảm lạnh phát triển, sinh sôi nhanh chóng và tấn công cơ thể. Bởi vậy, hãy lưu ý thực hiện một số biện pháp sau đây để phòng ngừa cảm lạnh:

  • Rửa tay sạch sẽ thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay để loại bỏ các vi khuẩn, chất bẩn khi tay tiếp xúc với nhiều loại bề mặt, dụng cụ.

  • Xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm cho cơ thể trong thời tiết lạnh, sắp xếp thời gian làm việc điều độ, tích cực vận động luyện tập thể dục thể thao.

  • Lau dọn nhà cửa thường xuyên để không gian sống luôn sạch sẽ thoáng mát, ngoài ra các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý vệ sinh các loại đồ chơi của con mình.

  • Khi đi ngoài trời lạnh về nhà nên uống một cốc nước ấm hoặc tách trà nóng để làm ấm cơ thể, phòng tránh cảm lạnh tấn công.

  • Không sử dụng chung các loại đồ dùng cá nhân, nếu xung quanh có người đang bị cảm lạnh cần hạn chế việc tiếp xúc tránh lây bệnh.

Nhìn chung, khi bị cảm lạnh người mắc sẽ gặp phải những triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Mặc dù cảm lạnh có thể tự khỏi sau một vài ngày tuy nhiên người bệnh vẫn cần tránh tâm lý chủ quan, thay vào đó cần nắm được thông tin cơ bản về bệnh cảm lạnh và cách chữa, biết cách chăm sóc sức khỏe khoa học đúng đắn nhất là với trẻ em để phòng ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng. Tốt nhất là bệnh nhân nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa trong trường hợp các dấu hiệu của cảm lạnh kéo dài không thuyên giảm để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Từ khóa xem thêm: dấu hiệu lãnh cảm ở phụ nữ| 

Bị cảm lạnh: nguyên nhân dấu hiệu biểu hiện và cách chữa
Đánh giá: 9.7 / 10 ( 22 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 01-07-2021