Bệnh trĩ nội độ 1, 2, 3 dấu hiệu triệu chứng cách điều trị
- Tác giả:  Duy Anh
- Tham vấn y khoa:  BS. Lê Văn Điển
Bệnh trĩ nội độ 1, 2, 3 là tên gọi thể hiện mức độ, tình trạng bệnh. Trên thực tế, trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, từ nhẹ tới nặng, được đánh số lần lượt từ 1 đến 4. Tuy nhiên, đa phần người bệnh đều phát hiện trĩ ở những giai đoạn đầu bởi triệu chứng của chúng khá rõ ràng. Theo các chuyên gia, về cơ bản trĩ hiện nay không phải là căn bệnh khó điều trị. Nếu chú ý quan sát các dấu hiệu thay đổi bất thường của cơ thể và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý thì khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn là rất lớn.
Một số thông tin cần biết về bệnh trĩ nội
Báo cáo gần đây của TS BS Lê Nhân Tuấn bác sĩ tư vấn web: https://hungthinhclinic.com/ thành viên Hội hậu môn - trực tràng học Việt Nam cho biết, có tới 50% dân số nước ta mắc bệnh trĩ. Tỷ lệ này sẽ lớn hơn ở những người trong độ tuổi từ 55 - 65. Nguy hiểm hơn, xu hướng trẻ hóa, mắc trĩ ở độ tuổi thanh thiếu niên ngày càng gia tăng khiến cho trĩ đang trở thành một trong những bệnh lý phổ biến và nguy hiểm, đáng lo ngại ở nước ta hiện nay.
Theo các chuyên gia, trĩ là căn bệnh đường hậu môn trực tràng được phát hiện từ rất lâu. Trong dân gian, người ta gọi căn bệnh này là lòi dom bởi biểu hiện đặc trưng của nó là xuất hiện búi trĩ ở hậu môn. Câu nói “thập nhân cửu trĩ” tức cứ 10 người thì có 9 người bị trĩ chính là câu nói thể hiện mức độ phổ biến của bệnh.
Y học hiện nay chia trĩ thành 2 dạng chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Ngoài ra, còn có trĩ hỗn hợp là dạng kết hợp của 2 dạng trĩ kể trên.
Theo đó, trĩ nội là tình trạng lớp niêm mạc bên trong lòng hậu môn - trực tràng xuất hiện các búi trĩ. Nguyên nhân xuất phát từ việc các đám rối tĩnh mạch ở đây thường xuyên phải chịu áp lực trong thời gian dài làm cho máu khó lưu thông, ứ đọng lại, lâu ngày khiến chúng bị căng giãn, phình to quá mức.
Nhìn chung, bệnh trĩ nội thường khó phát hiện hơn so với trĩ ngoại bởi các biểu hiện ban đầu của chúng xảy ra bên trong hậu môn, hoàn toàn không thể qua sát bằng mắt thường ở giai đoạn đầu. Trong khi đó, các búi trĩ ngoại ngay từ đầu đã phát triển dưới đường lược, bên ngoài hậu môn nên người bệnh có thể quan sát bằng mắt và cảm nhận được bằng tay. Nói cách khác, người mắc trĩ nội khó có thể phát hiện bệnh sớm như trĩ ngoại.
Không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, trĩ nội còn được đánh giá là căn bệnh hậu môn - trực tràng đặc biệt nguy hiểm. Cụ thể, nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ, mất tự chủ đại tiện. Nguy cơ mắc các bệnh nam khoa, phụ khoa, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh là rất lớn. Đặc biệt, trĩ nếu tiếp diễn trong một thời gian dài, tái đi tái lại nhiều lần còn có nguy cơ bị ung thư hậu môn - trực tràng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh trĩ nội là điều đặc biệt cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân.
Triệu chứng dấu hiệu bệnh trĩ qua các cấp độ
Nhiều người khi nhận thấy bản thân xuất hiện các biểu hiện bất thường ở hậu môn thường chọn cách âm thầm chịu đựng. Một phần là do chủ quan, nhầm lẫn bệnh trĩ với tình trạng táo bón thông thường, phần khác e ngại, xấu hổ vì đây là vị trí nhạy cảm trên cơ thể. Kết quả là khi đến cơ sở y tế thăm khám thì trĩ đã ở giai đoạn nặng, việc điều trị tương đối khó khăn và tốn kém.
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ có 4 giai đoạn phát triển được đánh số lần lượt 1 đến 4 theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Ở 3 giai đoạn đầu, việc chữa khỏi bệnh khá dễ dàng. Tuy nhiên, nếu đã ở mức độ 4, sức khỏe người bệnh đã bị suy giảm nghiêm trọng, việc điều trị lúc này vừa khó khăn vừa tốn kém. Vì thế, việc nắm bắt các triệu chứng trĩ ngay từ đầu là đóng vai trò đặc biệt quan trọng mà bất kỳ ai cũng nên tìm hiểu.
1. Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1
Đây là thời điểm bệnh mới bắt đầu khởi phát, tổn thương ở đám rối tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng ở mức độ nhẹ, chưa bị căng giãn và sưng phồng quá mức. Lúc này, búi trĩ cũng chỉ vừa bắt đầu hình thành, có kích thước rất nhỏ và được bao bọc bởi lớp niêm mạc hậu môn. Vì thế, chúng không gây đau rát, khó chịu cho bệnh nhân ngay cả khi bị chảy máu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội độ 1 khá mơ hồ. Người bệnh chỉ cảm thấy hơi ngứa rát hậu môn, táo bón, đi ngoài ra máu nhưng không nhiều, thường lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh. Nhìn chung, đây cũng là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa thông thường, chưa có nhiều triệu chứng nổi bật nên rất ít bệnh nhân đi thăm khám và phát hiện trĩ ở giai đoạn này.
2. Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 2
Sau một thời gian khởi phát, bệnh sẽ tiếp diễn lên cấp độ 2. Theo các chuyên gia, ở giai đoạn này, trĩ đã gây ra những tổn thương khá rõ ràng cho cơ thể. Vì thế, các triệu chứng của bệnh cũng đã dễ dàng nhận biết hơn.
Cụ thể, triệu chứng bệnh trĩ nội độ 2 là tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn. Máu không còn lẫn trong phân hay giấy vệ sinh mà có thể nhỏ giọt, chảy thành tia khi người bệnh đi đại tiện. Máu thoát ra ngoài có thể là máu tươi hoặc máu vón cục. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bị mất máu, gây cảm giác mệt mỏi, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt cho bệnh nhân.
Ngoài ra, các búi trĩ lúc này đã phát triển với kích thước lớn hơn, chúng đa có thể sa xuống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện. Tuy nhiên, sau đó chúng lại tự co lên được. Nếu không được điều trị, búi trĩ sẽ tiếp tục phát triển, gia tăng kích thước khiến bệnh ngày càng nặng hơn, khó khăn trong việc điều trị.
Ngoài ra, biểu hiện trĩ nội độ 2 lúc này còn là cảm giác ẩm ướt vùng hậu môn. Các dịch nhầy tiết ra khiến cho người mắc luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Một số ít trường hợp còn cảm thấy đau nhẹ khi đi ngoài do hậu môn bị viêm nhiễm, sưng tấy.
3. Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 3
Bước sang giai đoạn này, bệnh trĩ đã diễn biến khá phức tạp, gây tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Đây là thời điểm mà nhiều người bệnh phát hiện ra và đi khám.
Tình trạng chảy máu khi đi đại tiện vẫn tiếp tục diễn ra. Thậm chí, khi bạn ngồi xổm máu hậu môn cũng thoát ra, gây khó khăn, bất tiện lớn trong sinh hoạt cũng như thể trạng sức khỏe của người bệnh.
Không như giai đoạn 2, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn ở cấp độ 3 không còn khả năng tự co lại vào bên trong khi bạn đi đại tiện xong. Nếu người bệnh không dùng tay tác động, ấn ngược trở lại thì búi trĩ vẫn sẽ bị treo ở đó. Thậm chí, không cần phải đi vệ sinh mà chỉ cần ho hoặc có những vận động vừa phải cũng có thể khiến búi trĩ bị sa ra ngoài.
Biểu hiện trĩ nội độ 3 còn là cảm giác đau dữ dội vùng hậu môn, nhất là khi ngồi, nằm ngửa bởi hậu môn bị tổn thương tiếp tục phải chịu áp lực. Bên cạnh đó, dịch nhầy tiết ra ở búi trĩ cũng khiến hậu môn bị ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được vệ sinh đúng cách còn có thể gây viêm da, viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa.
Triệu chứng trĩ nội độ 3 nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 4. Đây là giai đoạn đặc biệt nguy hiểm, sức khỏe của người bệnh đã bị tổn thương nghiêm trọng, việc điều trị tương đối tốn kém và hiệu quả cũng không cao. Vì thế, việc chú ý theo dõi thay đổi của cơ thể, đến cơ sở y tế thăm khám nhanh chóng là cách bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.
Cách điều trị trĩ nội độ 1, 2, 3 hiệu quả hiện nay
Với mức độ nguy hiểm mà trĩ gây ra, việc điều trị cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Theo các chuyên gia, tùy vào mức độ mắc phải mà phương án điều trị sẽ khác nhau. Để xác định chính xác, bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng một cách kỹ lưỡng.
Theo đó, với những trường hợp búi trĩ đã sa ra ngoài, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp thăm khám trực tràng, trực tiếp đưa tay vào hậu môn kiểm tra búi trĩ. Búi trĩ nội lúc này thường ở trạng thái mềm, khi ấn vào sẽ xẹp xuống và dễ gây chảy máu, chảy dịch.
Trường hợp búi trĩ còn nhỏ, chưa sa ra ngoài thì bác sĩ sẽ tiến hành nội soi hậu môn để kiểm tra vùng tổn thương bên trong. Không những thế, phương pháp này còn giúp tầm soát các nguy cơ xảy ra ung thư trực tràng.
Sau khi có kết quả kiểm tra, nắm bắt được tình trạng sức khỏe, mức độ trĩ, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Việc tự ý điều trị mà không thăm khám sẽ khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm và trên thực tế đã xảy ra không ít sự việc đáng tiếc từ sự chủ quan này.
Theo các chuyên gia, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ nội độ 1, 2 và 3 được chia sẻ. Tuy nhiên, chỉ có 2 phương pháp an toàn, đảm bảo hiệu quả, đang được áp dụng tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín hiện nay là: điều trị bằng thuốc Tây y và can thiệp ngoại khoa. Cụ thể:
1. Điều trị trĩ nội độ 1, 2 và 3 bằng thuốc Tây y
Dùng thuốc là cách điều trị trĩ nội đơn giản và tiết kiệm nhất được áp dụng cho những người mắc bệnh giai đoạn đầu. Theo đó, những người được chẩn đoán mắc trĩ mức độ nhẹ ( 1 và 2), phát hiện bệnh khi búi trĩ chưa phát triển với kích thước lớn và gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể thì điều trị nội khoa sẽ là phương án được ưu tiên.
Điều này khiến nhiều người bệnh thắc mắc vậy trĩ nội mức độ 3 còn có thể điều trị bằng thuốc được hay không? Trả lời câu hỏi, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Nhân Tuấn, bác sĩ phụ trách Khoa Ngoại tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, trĩ nội độ 3 vẫn có thể dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, trường hợp này phải đảm bảo các yêu cầu sức khỏe nhất định như không gặp phải biến chứng viêm nhiễm, sưng phù hoặc mất máu nhiều ở hậu môn.
Nhìn nhận khách quan, điều trị bằng thuốc tuy đơn giản, tiết kiệm nhưng hiệu quả sẽ không cao. Nguy cơ tái phát bệnh là rất lớn cũng như thời gian điều trị là khá lâu. Vì thế, nếu đã xác định điều trị trĩ nội độ 1, 2, 3 bằng thuốc thì bệnh nhân cần phải có sự kiên trì nhất định.
Thông thường, thuốc điều trị trĩ nội độ 1, 2, 3 thường là thuốc dưới dạng uống, dạng bôi và đặt hậu môn. Căn cứ vào mức độ, tình trạng sức khỏe mà loại và liều lượng dùng thuốc ở mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản các thành phần trong đơn thuốc được kê gồm có:
Thuốc co mạch: Có tác dụng hạn chế tình trạng chảy máu khi đi ngoài, hỗ trợ cải thiện tạm thời tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng hậu môn. Thuốc mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng được chống chỉ định với những bệnh nhân có tiểu sử mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường hoặc các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt.
Thuốc chống và ngăn ngừa viêm: Chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn, giảm kích ứng xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng, từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ.
Thuốc giảm đau, giảm ngứa: Với những bệnh nhân gặp phải tình trạng đau hậu môn dữ dội, bác sĩ có thể sẽ tiến hành kê khai một số loại thuốc giảm đau tạm thời. Bên cạnh đó, các loại thuốc bôi giảm ngứa, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn cũng sẽ được chú ý.
Dùng thuốc tuy đơn giản, không gây đau đớn cho bệnh nhân nhưng không vì thế mà bạn được chủ quan. Cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Việc tự ý thay đổi thuốc, liều lượng hoặc áp dụng thêm phương pháp khác khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ sẽ khiến bệnh nặng hơn kèm theo hàng loạt các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng.
2. Can thiệp ngoại khoa điều trị trĩ nội độ 3
Như đã nói ở trên, với những trường hợp trĩ nội mức độ 3 gặp phải các biến chứng như: viêm nhiễm, sưng phù, nhiễm trùng hậu môn...hoặc việc điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả tốt, can thiệp ngoại khoa là phương án sẽ được chỉ định.
Với sự phát triển của y học hiện nay, kỹ thuật can thiệp ngoại khoa điều trị trĩ hiện nay có nhiều tiến bộ vượt bậc. Bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, bệnh nhân sẽ không cảm thấy quá đau đớn, mất máu trong quá trình phẫu thuật.
Bên cạnh đó, phẫu thuật hiện nay có tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật nhanh chóng hồi phục sức khỏe và trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.
Tuy nhiên, phẫu thuật điều trị trĩ nội độ 3 cũng sẽ tồn tại một số hạn chế bởi đây là phương pháp có sự can thiệp ngoại khoa. Bệnh nhân sau khi hết thuốc tê sẽ thấy đau hậu môn, khó di chuyển và nguy cơ nhiễm trùng, tái phát là rất cao nếu như không được chăm sóc đúng mức. Nhìn chung, đây là kỹ thuật điều trị bệnh tương đối phức tạp nên bệnh nhân cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm hiểu về chất lượng của cơ sở y tế trước khi thực hiện.
Bệnh trĩ dù ở mức độ nào cũng cần phải được điều trị kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân. Các chuyên gia cho biết, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể là đối tượng có nguy cơ cao mắc trĩ nếu chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Vì thế, mỗi người cần chú ý xây dựng cho mình một lối sống khoa học, tìm hiểu kỹ về các thông tin liên quan đến bệnh trĩ để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.